Sư phạm Mở là gì?

Chủ nhật - 22/09/2024 18:45
Sư phạm Mở là gì?

What is Open Pedagogy?

October 21, 2013 by opencontent

Theo: https://opencontent.org/blog/archives/2975

Bài được đưa lên Internet ngày: 21/10/2013

Hàng trăm ngàn từ đã được viết về tài nguyên giáo dục mở (TNGDM), nhưng rất ít bài viết về cách TNGDM – hay nói chung là tính mở – làm thay đổi hoạt động giáo dục. Việc thay thế TNGDM cho các nguồn tài nguyên thương mại đắt tiền chắc chắn sẽ tiết kiệm tiền và tăng khả năng tiếp cận các tài liệu hướng dẫn cốt lõi. Việc tăng khả năng tiếp cận các tài liệu hướng dẫn cốt lõi chắc chắn sẽ tạo ra những cải thiện đáng kể về kết quả học tập cho những sinh viên mà nếu khác có lẽ sẽ không có quyền truy cập vào các tài liệu này (ví dụ: không đủ khả năng mua sách giáo khoa). Nếu tỷ lệ những học sinh đó trong một nhóm dân số nhất định đủ lớn, thì sự cải thiện trong việc học tập của họ thậm chí có thể được phát hiện khi so sánh việc học tập trong nhóm người trước khi áp dụng TNGDM với việc học tập trong nhóm người sau khi áp dụng TNGDM. Tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể và không gây hại cho kết quả học tập (hoặc thậm chí cải thiện đôi chút kết quả học tập) rõ ràng là một chiến thắng. Tuy nhiên, có nhiều chiến thắng lớn hơn nữa có thể đạt được với tính mở.

Việc sử dụng TNGDM tương tự như cách chúng ta đã sử dụng các sách giáo khoa thương mại sẽ không đạt được mục đích. Điều đó giống như việc lái chiếc máy bay hạ cánh xuống đường. Vâng, chiếc máy bay có các bánh xe và có khả năng hạ cánh xuống đường (miễn là con đường đó đủ rộng). Nhưng mục đích của máy bay là bay với tốc độ hàng trăm dặm một giờ – chứ không phải như lái xe. Việc lái máy bay vòng quanh, chỉ vì lái xe là cách chúng ta vẫn di chuyển trong quá khứ, lãng phí tiềm năng to lớn của máy bay. Vậy tiềm năng bổ sung tương tự của TNGDM là gì khi so sánh với sách giáo khoa thương mại và các tài nguyên thương mại khác? TNGDM là:

  • Miễn phí để truy cập

  • Miễn phí để sử dụng lại

  • Miễn phí để sửa lại

  • Miễn phí để phối lại

  • Miễn phí để phân phối lại

Câu hỏi đặt ra là, mối quan hệ giữa những khả năng bổ sung này và những gì chúng ta biết về việc dạy và học hiệu quả là gì? Làm thế nào chúng ta có thể mở rộng, sửa lại và phối lại phương pháp sư phạm của mình dựa trên những khả năng bổ sung này? Có rất nhiều, rất nhiều câu trả lời tiềm năng cho câu hỏi này. Sau đây là một ví dụ.

Vứt bỏ bài tập sử dụng một lần

Nếu bạn từng nghe tôi nói trong vài tháng vừa qua, bạn có thể đã nghe tôi phản đối “các bài tập sử dụng một lần” (Disposable Assignments). Chúng là các bài tập mà sinh viên phàn nàn về việc phải làm và giảng viên phàn nàn về việc chấm điểm. Đó là những bài tập không mang lại giá trị nào cho thế giới - sau khi sinh viên dành ba giờ để tạo ra nó, giáo viên dành 30 phút để chấm điểm, và rồi sinh viên vứt nó đi. Những bài tập này không chỉ không mang lại giá trị nào cho thế giới mà thực tế còn hút hết giá trị của thế giới. Thật là lãng phí thời gian và sức lực não bộ (và có khả năng là nguồn thặng dư nhận thức khổng lồ)!

Nếu chúng ta thay đổi những "bài tập sử dụng một lần" này thành các hoạt động thực sự mang lại giá trị cho thế giới thì sao? Khi đó, sinh viên và giảng viên có thể cảm thấy khác về thời gian và công sức họ đã đầu tư vào chúng. Tôi đã nhiều lần thấy rằng họ thực sự cảm thấy khác về những nỗ lực họ bỏ ra trong những hoàn cảnh này.

Nhưng cụ thể chúng ta có thể phối lại những hoạt động hiệu quả nào để vứt bỏ bài tập sử dụng một lần? Tôi thích cuốn sách Học tập Nhìn thấy được (Visible Learning) của John Hattie như một nguồn để tìm ra những hoạt động hiệu quả. Trong cuốn sách, Hattie tổng hợp các phát hiện từ hơn 800 siêu phân tích của 50.000 nghiên cứu về 80.000.000 sinh viên để đưa ra quy mô hiệu ứng trung bình cho hơn 130 tác động đến việc học tập, bao gồm tác động của sinh viên, tác động của giáo viên, tác động của giảng dạy và tác động của trường học. Sau đây là một số tác động mà tôi đồng tình, cùng với quy mô hiệu ứng của chúng theo ước tính của Hattie, một mô tả ngắn gọn và số trang từ phiên bản đầu tiên:

Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh = 0,72

“Việc phát triển mối quan hệ đòi hỏi các kỹ năng của giảng viên – chẳng hạn như kỹ năng lắng nghe, đồng cảm, quan tâm và có thái độ tích cực đối với người khác…. Giảng viên nên lắng nghe để tạo thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên bằng việc chứng minh rằng họ quan tâm về việc học tập của từng sinh viên như một con người và đồng cảm với sinh viên”. Các trang 118-119.


 

Độ rõ ràng của giảng viên = 0,75

Độ rõ ràng – được sinh viên đánh giá (không phải giảng viên khác) – trong việc “tổ chức, giải thích, ví dụ và thực hành có hướng dẫn, và đánh giá việc học tập của sinh viên.” Trang 126.


 

Các ví dụ thực hành = 0,57

“Ví dụ thực hành làm giảm tải nhận thức cho học sinh để các em tập trung vào các quá trình dẫn đến câu trả lời đúng chứ không chỉ đưa ra câu trả lời.” Trang 172.


 

Tổ chức và chuyển đổi = 0,85

“Sắp xếp lại công khai hoặc bí mật các tài liệu hướng dẫn để cải thiện việc học. (ví dụ: lập dàn ý trước khi viết bài)…. Các loại chiến lược được đưa vào danh mục này (chẳng hạn như tóm tắt và diễn giải) thúc đẩy cách tiếp cận tích cực hơn đối với các nhiệm vụ học tập.” Trang 190-191.


 

Phản hồi = 0,73

Trang 173-178.


 

Giảng dạy qua lại = 0,74

“Điểm nhấn là giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên học và sử dụng các chiến lược nhận thức như tóm tắt, đặt câu hỏi, làm rõ và dự đoán…. Hiệu quả cao nhất khi có sự giảng dạy rõ ràng về các chiến lược nhận thức trước khi bắt đầu giảng dạy qua lại.” Trang 204.

Ví dụ về Sư phạm Mở

Khi bạn có thể cho rằng tất cả các tư liệu bạn đang sử dụng trong và với lớp học của bạn là TNGDM, thì đây là một cách để phối lại các hoạt động hiệu quả được liệt kê ở trên với TNGDM để cung cấp cho bạn và sinh viên của bạn các cơ hội bỏ thời gian và nỗ lực của bạn vào công việc làm cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn thay vì lãng phí nó vào các bài tập sử dụng một lần.

  • Bắt đầu bằng việc thiết lập các mối quan hệ tin cậy với sinh viên. Bạn hãy hỏi họ làm điều gì đó họ có thể trước đó chưa bao giờ thử. Họ sẽ không đi theo bạn nếu họ không tin bạn.

  • Cung cấp một mô tả rõ ràng về bài tập đó - sinh viên sẽ sửa lại và phối lại tư liệu hướng dẫn cốt lõi của lớp học (chúng là TNGDM) với TNGDM khác và với tác phẩm gốc của riêng bạn để tạo ra một hướng dẫn nhỏ (trong bất kỳ phương tiện nào) về một chủ đề mà sinh viên thường phải vật lộn với nó trong khóa học. Họ sau đó sẽ sử dụng hướng dẫn của họ để dạy về chủ đề đó cho bạn bè của họ. Hướng dẫn tốt nhất sẽ được tích hợp vào trong bộ sưu tập TNGDM hoặc sách giáo khoa mở chính thức để các sinh viên khác sử dụng bắt đầu từ học kỳ sau.

  • Ngoài mô tả rõ ràng bài tập đó, bạn cũng nên cung cấp mô tả chi tiết về cách thức bài tập đó sẽ được chấm điểm như thế nào và/hoặc các ví dụ về tác phẩm chất lượng cao của sinh viên.

  • Hãy chỉ ra sự đa dạng các ví dụ thực hành. Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng bài tập có giá trị này, hãy sử dụng TNGDM mà bạn đã biên soạn để hỗ trợ việc học tập của sinh viên như là các ví dụ của bạn. Hãy nói cho sinh viên qua một quá trình lựa chọn các tài nguyên hiện có và phối lại chúng thành thứ gì đó hỗ trợ cụ thể cho việc học tập của họ. Nếu bạn có tác phẩm của sinh viên hiện hành thì bạn có thể chỉ ra, thậm chí còn tốt hơn.

  • Mời học sinh tham gia vào hoạt động phối lại (hay còn gọi là sắp xếp và chuyển đổi) với mục tiêu hướng đến các tương tác kèm cặp bạn bè sắp tới của họ (sử dụng các chiến lược như tóm tắt, đặt câu hỏi và làm rõ trong quá trình thiết kế bản phối lại của họ).

  • Cung cấp phản hồi có tính xây dựng cho sinh viên về bản phối lại của họ và mời họ sửa lại hướng dẫn của họ.

  • Khi các bản sửa lại hoàn thành, mời sinh viên tham gia vào trải nghiệm giảng dạy qua lại. Sau việc giảng dạy qua lại đó, hãy mời sinh viên thực hiện vòng cuối cùng sửa lại dựa trên kinh nghiệm của đối tác của họ với các tư liệu đó.

  • Sau khi xem xét, bạn hãy chúc mừng những sinh viên có bài hướng dẫn sẽ được tích hợp vào tư liệu khóa học chính thức cho học kỳ tiếp theo.

Bài tập này rõ ràng tận dụng các quyền sử dụng lại, sửa đổi, phối lại, phân phối lại các TNGDM để cho phép sinh viên mở rộng và cải thiện các tư liệu hướng dẫn chính thức bắt buộc cho khóa học. Vì sinh viên biết rằng công việc của họ sẽ được cả bạn bè và các thế hệ sinh viên tương lai sử dụng, nên họ đầu tư vào công việc này ở một cấp độ khác. Vì bài tập này khuyến khích họ làm việc theo bất kỳ phương tiện nào họ thích, nên sinh viên chọn thứ gì đó họ thích, điều này khiến họ đầu tư ở một cấp độ khác. Vì bất kỳ bản phối lại nào trong số này có thể giúp sinh viên học kỳ tiếp theo rốt cuộc nắm bắt được khái niệm đã được chứng minh là rất khó trong quá khứ, nên giảng viên sẵn sàng đầu tư vào phản hồi và khuyến khích ở một cấp độ khác.

Các ví dụ về tác phẩm của sinh viên trong ngữ cảnh của Sư phạm Mở

Tôi đã lặp đi lặp lại một phiên bản của cách tiếp cận này trong nhiều năm tới nay. Mặc dù không có gì hiệu quả trên mọi phương diện, nhưng nó có xu hướng tạo ra những bài làm tuyệt vời đến mức điên rồ của sinh viên. Một phiên bản đầu tiên của bài tập này vào năm 2007 đã mang đến cho bạn cuộc tranh luận của Kennedy và Nixon về giá trị của blog và wiki, Rick Noblenski: Chuyên gia về Blasting Caps và Người ủng hộ Wiki, và cuộc đối đầu giữa cha và con trai về Chính sách của Quận liên quan đến Blog và Wiki.

Các phiên bản sau của bài tập này mang đến cho bạn các phiên bản của sách giáo khoa mở Quản lý dự án cho các Nhà thiết kế hướng dẫn (Project Management for Instructional Designers), hiện bao gồm nhiều trường hợp điển hình video; các ví dụ được viết lại hoàn toàn trong văn bản; sự phù hợp với kỳ thi chứng chỉ Project Management Professional; một thuật ngữ mở rộng; và các phiên bản HTML, PDF, ePub, MOBI và MP3 có thể tải xuống của cuốn sách (cùng với các cải tiến khác). Cuốn sách cũng được sử dụng làm giáo trình chính thức của ít nhất một trường đại học khác.

Tất nhiên tôi không phải là người duy nhất thử nghiệm các loại bài tập này - Murder, Madness, and Mayhem: Latin American Literature in Translation là một trong những bài tập yêu thích khác của tôi (xem bài luận này để biết mô tả).

Định nghĩa Sư phạm Mở

Điều gì khiến bài tập này trở thành một ví dụ về sư phạm mở thay vì chỉ là một thứ khác mà chúng ta yêu cầu học sinh phải làm? Như đã mô tả, bài tập này là không thể nếu không có các quyền được các giấy phép mở cấp. Đây là bài kiểm tra cuối cùng về việc liệu một cách tiếp cận hoặc kỹ thuật cụ thể có thể được gọi một cách chính đáng là "sư phạm mở" hay không - liệu có thể thực hiện được nếu không có quyền truy cập miễn phí và quyền 4R đặc trưng của các TNGDM hay không? Nếu câu trả lời là có, thì bạn có thể có một hoạt động giáo dục hiệu quả nhưng bạn không có một ví dụ nào về sư phạm mở. Sư phạm mở là tập hợp các hoạt động giảng dạy và học tập chỉ có thể thực hiện được trong bối cảnh quyền truy cập miễn phí và quyền 4R đặc trưng của các TNGDM.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay8,055
  • Tháng hiện tại156,742
  • Tổng lượt truy cập6,791,608
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây