Người học như những người sáng tạo kiến thức (trang của Đại học British Columbia, Canada)

Thứ năm - 31/10/2024 18:35
Người học như những người sáng tạo kiến thức (trang của Đại học British Columbia, Canada)

Students As Knowledge Creators

Theo: https://pose.open.ubc.ca/open-education/open-pedagogy/open-pedagogy-in-practice/

Trong khi uyên thâm mở (Open Scholarship) tập trung vào quyền truy cập công bằng tới kiến thức, trọng tâm của sư phạm mở là sự tham gia công bằng trong tạo lập kiến thức. Theo cách này, sư phạm mở thường biến đổi trải nghiệm của người học trong lớp học. Nó có thể giúp người học bắt đầu thấy bản thân họ như là các học giả và nó chuyển hướng giảng viên từ chuyên gia thông tin thành một vai trò tạo thuận lợi để hỗ trợ người học đàm luận về các ý tưởng và biến các nỗ lực học tập của người học thành nguồn kiến thức mở. Nếu mục tiêu cốt lõi của uyên thâm là nghiên cứu, phổ biến, và đối thoại để mở rộng kho kiến thức và phát triển các lĩnh vực nghiên cứu, thì sư phạm mở thu hút người học vào chính quá trình này trong các khóa học của họ. Trái ngược với các đánh giá học tập truyền thống như bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc bài luận, bài tập của người học trong sư phạm mở được coi là có giá trị vượt ra ngoài việc chỉ cung cấp thông tin cho người học hoặc giảng viên. Vì vậy, người học được yêu cầu tạo ra kiến thức mới và được trao một mức độ tự chủ, quyền chủ động và kiểm soát nhất định đối với công việc của mình.

“Chúng ta thường yêu cầu sinh viên làm bài tập chỉ để cho chúng ta thấy rằng họ có thể làm được. Tôi muốn họ làm điều gì đó có giá trị thực sự chứ không phải chỉ là bài tập trang điểm mà họ thực hiện chỉ để cho [các giáo sư] thấy họ biết cách làm mọi việc”. TS. Rosie Redfield, UBC Zoology

Trong video bên dưới, David Gaertner, Trợ lý Giáo sư, UBC First Nations and Indigenous Studies, mô tả một số động lực của ông giải thích vì sao ông thu hút người học của mình vào sư phạm mở:

Video: Đối thoại mở: Cách để thu hút và hỗ trợ người học vào sư phạm mở

David Gaertner, Trợ lý Giáo sư, UBC First Nations and Indigenous Studies: Cách để thu hút và hỗ trợ người học vào sư phạm mở

Người học như là các nhà sản xuất/nhà sáng tạo

Việc để người học trở thành nhà sáng tạo nội dung, được mô tả như là mô hình “Người học như là nhà sản xuất” của Mike Neary tại Đại học Lincoln, nhấn mạnh vai trò của người học như những người cộng tác với các giảng viên trong sản xuất kiến thức. Bằng việc thu hút người học vào việc sản xuất và chia sẻ kiến thức, mô hình này giúp biến người học từ đối tượng của quá trình học tập thành chủ thể của nó. Ngoài ra, trong mô hình người học như là nhà sản xuất, cách tiếp cận của trường đại học về học tập và nghiên cứu sẽ nhất quán chặt chẽ hơn: ví dụ, người học, tương tự nhà nghiên cứu, được yêu cầu chia sẻ công việc của họ với các đối tượng đích thực chứ không chỉ với giảng viên hoặc cố vấn trực tiếp của họ. Như Neary Winn nêu, theo cách này người học trở thành một phần của một dự án học thuật của trường Đại học và là những người cộng tác với các nhân viên hàn lâm trong sản xuất kiến thức và ý nghĩa.

Theo Derek Bruff, Giám đốc Trung tâm Giảng dạy ở Đại học Vanderbilt, người học thường tham gia trong sản xuất kiến thức bên ngoài lớp học, thông qua nghiên cứu khi chưa tốt nghiệp, thực tập, hợp tác, v.v. Tuy nhiên, ông gợi ý rằng có nhiều cơ hội để thu hút người học vào việc tạo lập kiến thức trong lớp học và gợi ý người học như nhà sản xuất các bài tập hoặc khóa học có các khía cạnh chung sau đây:

  • Người học được yêu cầu làm việc về các vấn đề còn chưa được giải quyết đầy đủ hoặc các câu hỏi còn chưa được trả lời đầy đủ.

  • Người học được yêu cầu chia sẻ công việc của họ với các đối tượng đích thực, không chỉ giảng viên của họ.

  • Người học cũng được trao quyền tự chủ nhất định trong công việc của mình.

Kịch bản - thu hút người học thông qua công việc mở

Hãy xem xét kịch bản này: Trong khóa học của TS. Smith về bảo tồn rừng, họ yêu cầu những người học nghiên cứu các chính sách bảo tồn rừng ở một khu vực cụ thể, đánh giá nghiêm túc các chính sách đó và sau đó viết một bài luận dài từ bảy đến mười trang về chủ đề này. Những người học dường như có ít thời gian tham gia với bài tập đó và, trong phản hồi, những người học đã lưu ý rằng bài tập đó vừa khó nhưng cũng có cảm giác đây là công việc bận rộn. TS. Smith cảm thấy bài tập đó là có giá trị vì nó khiến người học phải suy nghĩ phản biện về chủ đề của lớp học. Hơn nữa, họ cảm thấy công việc mà người học làm có tiềm năng trở thành công trình học thuật và đang nghĩ đến việc để người học đăng bài luận của mình lên trang web hoặc blog của khóa học.

    • Việc đăng bài lên Internet sẽ thay đổi bản chất của bài tập như thế nào?

    • TS. Smith có thể đưa ra những chiến lược hoặc phương pháp hỗ trợ nào vào bài tập để đảm bảo rằng người học sẽ thành công?

    • TS. Smith có nên thay đổi cấu trúc hoặc trọng số của điểm cho bài tập không?

Bài tập có thể làm mới lại được

David Wiley đã lập luận rằng phần lớn bài tập của sinh viên có thể được coi là có thể vứt bỏ: “Đây là những bài tập mà sinh viên phàn nàn về việc phải làm và giảng viên phàn nàn về việc chấm điểm. Đó là những bài tập không mang lại giá trị nào cho thế giới - sau khi sinh viên dành ba giờ để tạo ra nó, giáo viên dành 30 phút để chấm điểm, rồi sinh viên vứt nó đi. Những bài tập này không chỉ không mang lại giá trị nào cho thế giới mà thực tế còn hút hết giá trị của thế giới. Như Hendricks đã nói, không phải là những bài tập như vậy không có giá trị gì cả. Chúng thường có thể rất hữu ích để khuyến khích sinh viên học tập và áp dụng thông tin, tiếp thu các kỹ năng nghiên cứu và khác, tham gia giải quyết vấn đề, v.v. Nếu được thực hiện tốt, chúng có thể cho giảng viên thấy mức độ thành thạo mà sinh viên đã đạt được. Nhưng điều quan trọng cần cân nhắc là thấy rằng "bài tập có thể vứt bỏ" không mang lại bất kỳ giá trị nào nữa cho thế giới sau khi chúng hoàn thành.

Điều gì làm cho một bài tập có thể được gia hạn hoặc bị loại bỏ? Wiley gợi ý là một bài tập có thể bị loại bỏ là bất kỳ bài tập nào sinh viên và giảng viên hiểu những điều sau:

  • Sinh viên sẽ làm bài đó

  • Giảng viên sẽ chấm điểm bài đó

  • Sinh viên sẽ vứt bỏ bài đó

Một bài tập được làm mới lại là bất kỳ bài tập nào mà:

  • Sinh viên sẽ làm bài đó

  • Giảng viên sẽ chấm bài đó

  • Bài đó vốn dĩ có giá trị cho ai đó bên ngoài lớp học

  • Bài đó được xuất bản mở nên những người khác có thể tìm thấy và sử dụng nó

Kiểm tra kiến thức của bạn

Các ví dụ sau đây, ví dụ nào là các bài tập làm mới lại được?

  • Yêu cầu sinh viên cải thiện một bài báo của Wikipedia như một phần công việc trong khóa học của họ.

  • Yêu cầu sinh viên viết phản biện. Sau khi sinh viên viết xong phản biện đó, các bạn cùng lớp sẽ rà soát lại ngang hàng bài của nhau thông qua một buổi học đồng bộ (trên trực tuyến hoặc trực tiếp).

  • Yêu cầu sinh viên tạo một đồ họa thông tin cho bài tập của họ, nó sẽ được gửi qua một Hệ thống Quản lý Học tập của khóa học (ví dụ, Canvas).

  • Yêu cầu sinh viên tạo một trường hợp điển hình trên một website công khai. Trường hợp điển hình đó sẽ được xuất bản theo giấy phép CC BY-SA.

Kiểm tra


 

Sư phạm được TNGDM xúc tác

Xây dựng dựa trên khái niệm bài tập làm mới lại được, David Wiley và John Hilton III đã tinh chỉnh thêm nữa định nghĩa sư phạm mở của Wiley như là thực hành chỉ có thể trong bối cảnh của truy cập miễn phí và các quyền 5R. Sự tinh chỉnh thêm này được gắn nhãn “Sư phạm được TNGDM xúc tác” (TNGDM-enabled Pedagogy). Wiley và Hilton nêu rằng khi các bài tập của sinh viên được cấp phép mở, “việc trao cho người khác các quyền 5R để sử dụng các quyền đó đối với các chế tác, từng bài tập trở thành sự bắt đầu của một cuộc đàm thoại liên tục ở đó những người học khác tham gia khi họ ngữ cảnh hóa và mở rộng bài tập đó để hỗ trợ cho việc học tập của riêng họ. Việc cấp phép mở cũng đảm bảo rằng các chế tác đó sẽ là sẵn sàng vĩnh viễn và miễn phí cho tất cả những ai muốn sử dụng chúng như một phần việc học tập của họ”. Wiley và Hilton gợi ý các câu hỏi sau đây có thể giúp xác định mức độ ở đó thực hành giảng dạy và học tập cụ thể đủ điều kiện là sư phạm được TNGDM xúc tác:

  • Người học được yêu cầu tạo ra các chế tác mới (bài luận, thơ, video, bài hát, v.v.) hay sửa lại/phối lại TNGDM có sẵn?

  • Chế tác mới có giá trị vượt ra khỏi việc hỗ trợ học tập của tác giả của nó?

  • Người học được mời chia sẻ công khai các chế tác hoặc TNGDM mới, được sửa lại/được phối lại của họ?

  • Người học được mời cấp phép mở cho các chế tác hoặc TNGDM mới, được sửa lại/được phối lại của họ?

Vì sao sinh viên nên quan tâm về Sư phạm Mở?

Sinh viên thường tham gia rồi trong các dạng học tập mở khác nhau. Nếu bạn là sinh viên, bạn có bao giờ:

  • Đã tạo ra và tải lên một video mà dạy những người khác cách để làm điều gì đó?

  • Đã chia sẻ mã/dự án của bạn trên GitHub?

  • Đã bỏ thời gian trên Reddit - ngẫu nhiên hoặc có mục đích tham gia vào cuộc thảo luận về điều gì đó bạn quan tâm?

  • Đã xuất bản bất kỳ tư liệu học tập nào trên một blog, Reddit hoặc Facebook?

  • Đã chia sẻ hoặc bám theo một đường liên kết để học điều gì đó từ ai đó bạn bám theo trên Twitter?

  • Đã đóng góp hoặc đã học hỏi từ Wikipedia?

Nếu bạn đã làm bất kỳ điều gì trong số đó, bạn đã tham gia vào việc học tập mở theo một vài cách thức. Công việc mà các sinh viên làm như một phần của việc học tập của họ có giá trị và việc chia sẻ công việc này với những người khác là một phần của uyên thâm hàn lâm.

Khi sinh viên chia sẻ mở công việc của họ, họ đang đóng góp cho việc xây dựng và chia sẻ kiến thức. Làm việc trong môi trường mở có thể vừa đáng sợ vừa cực kỳ bổ ích. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét rủi ro, quyền riêng tư và những cân nhắc khác về sư phạm mở.

Đào sâu thêm

Để biết thêm về Sinh viên như Nhà sản xuất, các bài tập làm mới lại được, và các mô hình sư phạm được TNGDM xúc tác: hãy xem:

Cập nhật lần gần đây nhất 11/04/2023 @10:36 am

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay6,949
  • Tháng hiện tại155,636
  • Tổng lượt truy cập6,790,502
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây