UNESCO dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 cho Trí tuệ nhân tạo

Thứ hai - 20/01/2025 18:29
UNESCO dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 cho Trí tuệ nhân tạo

UNESCO dedicates the International Day of Education 2025 to Artificial Intelligence

20 January 2025

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/unesco-dedicates-international-day-education-2025-artificial-intelligence?hub=66580

Bài được đưa lên Internet ngày: 20/01/2025

Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, đã quyết định dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 (Thứ sáu, 24/01) cho các cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence). Bà kêu gọi các quốc gia thành viên UNESCO đầu tư vào việc đào tạo cả các giáo viên và học viên về sử dụng có trách nhiệm công nghệ này trong giáo dục.

wavebreakmedia/Shutterstock.com

“AI cung cấp các cơ hội chính cho giáo dục, miễn là triển khai nó trong các trường học được các nguyên tắc đạo đức rõ ràng dẫn hướng. Để đạt được tiềm năng đầy đủ của nó, công nghệ này phải bổ sung các chiều con người và xã hội của việc học tập, thay vì thay thế chúng. Nó phải trở thành một công cụ trong công việc của giáo viên và học viên, với mục tiêu chính là sự tự chủ và hạnh phúc của họ.”

Audrey Azoulay Tổng Giám đốc UNESCO



Bằng việc dành Ngày Giáo dục Quốc tế 2025 cho trí tuệ nhân tạo, UNESCO nhằm có việc thảo luận toàn cầu về công nghệ này trong giáo dục. UNESCO đã lên lịch cho các hội nghị ở Paris New York, cũng như một webinar.

Các quốc gia vẫn bị chia rẽ giữa sự cho phép và hạn chế

Trí tuệ nhân tạo ngày càng hiện diện trong giáo dục. Ở các quốc gia thu nhập cao, hơn 2/3 học sinh trung học phổ thông đang sử dụng rồi các công cụ AI tạo sinh để làm bài tập. Các giảng viên đang ngày càng sử dụng AI để chuẩn bị các bài giảng của họ và đánh giá công việc của học sinh. Việc hướng dẫn và tuyển sinh của trường, vốn thường do giáo viên và chuyên gia hướng dẫn, ngày càng được quyết định bởi AI.

Tuy nhiên, các nhà giáo dục chuyên nghiệp vẫn thiếu các hướng dẫn rõ ràng về các thực hành đó. Chỉ 10% các trường phổ thông và trường đại học hiện có khung chính thức để sử dụng AI, theo một khảo sát 450 cơ sở được UNESCO tiến hành vào tháng 5/2023. Đến 2022, chỉ 7 quốc gia đã phát triển các khung hoặc chương trình AI cho các giảng viên của họ, và chỉ có 15 quốc gia đưa mục tiêu đào tạo AI vào chương trình giảng dạy quốc gia của mình. Cùng lúc, ngày càng nhiều quốc gia đặt ra các hạn chế lên việc sử dụng các công nghệ mới trong lớp học. Theo dữ liệu mới từ UNESCO, gần 40% các quốc gia bây giờ có luật hoặc chính sách cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học - tăng từ 24% vào tháng 7/2023.

Công cụ phải giữ lại để phục vụ học sinh và giảng viên

Với chỉ thị xuyên suốt của nó cho giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, UNESCO đã và đang giải quyết các thách thức do trí tuệ nhân tạo đặt ra gần 10 năm qua. Vào tháng 11/2021, các quốc gia thành viên của nó đã thông qua khung thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên về đạo đức của AI.

Trong lĩnh vực giáo dục, UNESCO đã xuất bản lần đầu tiên Hướng dẫn về AI Tạo sinh trong Giáo dục và Nghiên cứu vào tháng 9/2023, cũng như hai khung năng lực AI cho sinh viêngiảng viên vào năm 2024, đề cập đến cả tiềm năng và nguy cơ của AI, như một bước hướng đến việc sử dụng nó một cách an toàn, có đạo đức, toàn diện và có trách nhiệm. Các ấn phẩm đó bao gồm gợi ý thiết lập giới hạn tuổi 13 cho việc sử dụng AI trong lớp học.

UNESCO cũng chỉ ra rằng các nguồn lực mà chính phủ phân bổ cho AI phải được bổ sung vào, chứ không phải chuyển hướng khỏi, các nguồn lực tài chính đã cam kết cho giáo dục, trong bối cảnh 1/4 trường tiểu học vẫn chưa có điện và 60% không được kết nối Internet. Các nhu cầu cơ bản vẫn phải giữ là ưu tiên: các trường được quản lý tốt và được trang bị tốt, với các giảng viên được đào tạo tốt và trả lương tốt, những người được thúc đẩy bởi sứ mệnh của mình.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay9,685
  • Tháng hiện tại167,472
  • Tổng lượt truy cập7,269,784
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây