Là bản dịch sang tiếng Việt tài liệu của và do Hiệp hội thư viện nghiên cứu châu Âu (LIBER) xuất bản; giấy phép CC BY 4.0.
“Việc sử dụng các thước đo học thuật cũng là một lĩnh vực đang nổi lên đối với các thư viện hàn lâm, do chuyển đổi số mang lại.
...
CÁC THƯỚC ĐO HỌC THUẬT MỞ
Các thước đo học thuật mở là các chỉ số đầu ra và tác động mà dữ liệu của chúng là mở. Chúng tôi sử dụng ‘mở’ với ý nghĩa của Định nghĩa Mở và chúng tôi áp dụng nó cho dữ liệu, các thước đo, chỉ số, phương pháp, phần mềm, và dịch vụ. Ngoài ra, dữ liệu mở nên tuân thủ các Nguyên tắc Tìm thấy được, Truy cập được, Tương hợp được, Sử dụng lại được – FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable).
Khi nói về dữ liệu chúng tôi ngụ ý siêu dữ liệu (thư mục), dữ liệu liên quan đến các kết quả đầu ra học thuật (ví dụ, số lượng các bài báo được xuất bản), dữ liệu liên quan đến tác động của các tác phẩm học thuật (ví dụ, số lượng các trích dẫn), và thông tin định tính về sự tham gia với các tác phẩm học thuật và các bên liên quan khác của doanh nghiệp nghiên cứu (ví dụ, thông tin nhân khẩu học về những người sử dụng đăng tweet cho một bài báo khoa học và tweet đó có DOI cho bài báo đó).
Mở nên là cách thức mặc định của việc cung cấp các thước đo học thuật và phát triển các dịch vụ và công cụ. Ở những nơi tính mở là không thể (ví dụ, vì các hạn chế của bên thứ 3), tính minh bạch nên được hướng đến.”
Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 28 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/4ks1xg4qnvo1bwfmn34ec/LIBER_Metrics_Final_Online_Vi-22072024.pdf?rlkey=xabnhr0umi2xeg31q2fmyik2g&dl=0
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...