1.3 Creative Commons và GLAM Mở (Open GLAM)

Chủ nhật - 17/03/2024 19:31
1.3 Creative Commons và GLAM Mở (Open GLAM)

1.3 Creative Commons and Open GLAM

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/1-3-creative-commons-and-open-glam/

Đâu là mối quan hệ giữa Creative Commons và “Văn hóa Mở”? Khám phá sứ mệnh được chia sẻ chung và nhìn qua những lợi ích của làm việc cộng tác với một phong trào mở lớn hơn.

Kết quả học tập

  • Mô tả tầm quan trọng của việc làm cho nội dung sẵn sàng qua Internet.

  • Khám phá lịch sử và những phát triển chính đã giúp phát triển phong trào Văn hóa Mở (đôi khi còn được biết tới như là phong trào Open GLAM).

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Bây giờ khi bạn biết về Creative Commons, hãy để chúng tôi khám phá sự liên kết giữa Creative Commons và các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives and Museums), các cơ sở di sản văn hóa - CHIs (Cultural Heritage Institutions), và những người nắm giữ các bộ sưu tập khác. Creative Commons và GLAM tương tác với nhau như thế nào?[1]

Khi ngày càng có nhiều hơn các GLAM thích nghi với các khán thính phòng và người sử dụng ngày càng gia tăng trên trực tuyến, họ tìm kiếm các công cụ pháp lý Creative Commons, sự tinh thông, và hỗ trợ cộng đồng. Các GLAM chia sẻ mục tiêu chung với Creative Commons: làm cho kiến thức và văn hóa truy cập được, sử dụng được, và sử dụng lại được trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các cơ sở hàng đầu như Viện Smithsonian và Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở nước Mỹ, Rijksmuseum ở Hà Lan, và Bảo tàng Nghệ thuật Staten ở Đan Mạch, chỉ nêu một vài cái tên, đã tiên phong về truy cập mở tới các bộ sưu tập của họ bằng việc sử dụng các công cụ pháp lý CC, đã giúp phát triển các thực hành được khuyến nghị cho phong trào Văn hóa Mở. Hãy đọc về việc Smithsonian phát hành hơn 2,8 triệu[2] hình ảnh và dữ liệu bằng việc sử dụng CC0 trong bài đăng trên blog CC này và 3 trường hợp điển hình nêu bật vài người tiên phong của văn hóa mở trong bài đăng trên blog CC này. Các trường hợp điển hình đó là sẵn sàng bằng tiếng Pháp, Igbo, Ελληνικά, Bahasa Indonesiatiếng Anh.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghĩ về “Văn hóa Mở” (Open Culture) là gì? Đâu là vai trò Creative Commons nên có trong việc giúp cho các GLAM phát hành các bộ sưu tập của họ trên trực tuyến? Tác động nào Creative Commons có thể có lên lĩnh vực di sản văn hóa?

Bạn có quan tâm việc ra nhập phong trào Văn hóa Mở không? Bạn hoặc cơ sở của bạn có thể tham gia như thế nào?

Có được kiến thức cơ bản

Các GLAM là những người nắm giữ và những người đóng góp chính cho kiến thức và văn hóa khắp trên thế giới. Từ các phát hành chính của vô số các bộ sưu tập cho tới một số ít các tác phẩm mang lại giá trị độc đáo cho các tài sản chung (the commons), các GLAM góp phần đáng kể của hơn 2,5 tỷ tác phẩm truy cập được theo một giấy phép CC hoặc công cụ của phạm vi công cộng.

Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá 1) vài lợi ích của việc trao truy cập mở cho các tài nguyên của GLAM (các hạng mục bộ sưu tập và các tư liệu được các GLAM tạo ra) cũng như các thách thức các GLAM gặp phải khi làm như vậy; và 2) lịch sử ngắn gọn của phong trào Văn hóa Mở thông qua xem xét việc các cơ sở có tính đột phá đã đi tiên phong trong các nỗ lực Văn hóa Mở như thế nào.

Các cơ sở văn hóa, di sản trên trực tuyến và Internet

Trước nhất, hãy bắt đầu bằng việc hỏi: các cơ sở di sản văn hóa khác nhau có điểm gì chung? Mối quan hệ giữa các cơ sở khác nhau đó là gì? Nói rộng ra, khi chúng tôi nói về “GLAMs” chúng tôi tham chiếu tới các cơ sở nắm giữ và chăm sóc di sản văn hóa hoặc tài liệu. Họ thường chia sẻ các giá trị và sứ mệnh để làm nội dung (thường bao gồm “các tác phẩm” tiềm tàng được bảo vệ bởi bản quyền) mà họ lưu trữ sẵn cho những người sử dụng của họ. Từng trong số các cơ sở đó đối mặt các câu hỏi tương tự về bản quyền ở vài điểm trong quá trình các hoạt động của họ. Ví dụ: các tác phẩm và hồ sơ của các cơ sở có được bảo hộ bản quyền hay không và nếu có, ai sở hữu các quyền đó?

Bây giờ hãy để chúng tôi khám phá làm thế nào sứ mệnh của các phong trào mở phù hợp với sứ mệnh của các cơ sở đó. Như các kho lưu trữ của các tác phẩm, các cơ sở di sản văn hóa được người dân của thế giới tin tưởng với lượng ký ức nhân loại khổng lồ. Việc chăm sóc và bảo tồn ký ức và di sản này là một nhiệm vụ lớn lao. Các GLAM cũng phục vụ như là giao diện chính giữa các nhà sáng tạo hiện hành và quá khứ; họ cung cấp quyền truy cập tới kiến thức và di sản văn hóa mà truyền cảm hứng cho các nghệ sỹ mới, các nhà văn, nhạc công, và các nhà nghiên cứu để sáng tạo các tác phẩm mới và sản xuất kiến thức mới.

Tuy nhiên, đa số lớn các tác phẩm các GLAM lưu trữ không được số hóa và vẫn không truy cập được đối với hầu hết các đối tượng, trừ phi cơ sở triển khai các nỗ lực số hóa sử dụng nhiều tài nguyên và cung cấp công khai trên trực tuyến quyền truy cập tới các tác phẩm được số hóa đó. Làm cho số lượng lớn nội dung này sẵn sàng cho công chúng trên toàn thế giới là cốt lõi của sứ mệnh và trách nhiệm của các GLAM. Trọng tâm sứ mệnh của nhiều cơ sở văn hóa là để bảo tồn và đảm bảo quyền truy cập cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục và công chúng nói chung tới di sản mà họ quản lý cũng như kiến thức được tạo ra xung quanh di sản như vậy. Nhưng việc cung cấp truy cập mở tới các tác phẩm được số hóa bị cản trở bởi các thách thức quan trọng: các chương trình truy cập mở sẽ được duy trì qua thời gian như thế nào? Đâu là các vấn đề về bản quyền các cơ sở phải nhận thức được khi số hóa và làm cho các bộ sưu tập của họ sẵn sàng? Các quyền và sự cho phép quan trọng đó sẽ được làm sạch, được xử lý, và được quản lý như thế nào? Điều gì xảy ra với doanh thu trước đó thu được từ việc cấp quyền trong các đối tượng số đó? Và điều gì xảy ra nếu ai đó sử dụng một tác phẩm theo cách không tôn trọng, gây hại, hoặc vô đạo đức? Bản quyền hoặc sự cho phép và các điều kiện sử dụng lại khác được truyền đạt tới công chúng như thế nào?

Trong khi các cân nhắc này là đáng kể, là quan trọng để xem xét bức tranh rộng hơn: hầu hết các cơ sở di sản văn hóa hình dung việc tạo ra kiến thức truy cập được nhiều hơn, chia sẻ các câu chuyện, truyền cảm hứng cho những người khác, kết nối các khán thính phòng, bảo tồn kiến thức cho các thế hệ tương lai, và phổ biến thông tin và văn hóa. Phương tiện nào có thể thực hiện tầm nhìn này tốt hơn Internet?

Các GLAM có trách nhiệm của cơ sở để quản lý các bộ sưu tập, và điều này thường được viết trong sứ mệnh của họ. Trong môi trường trên trực tuyến, các GLAm có thể có động lực hơn để chia sẻ các bộ sưu tập của họ với các khán thính phòng rộng hơn, hơn là để sinh doanh thu từ việc cấp phép cho các hình ảnh. Khi điều này là đúng, các GLAM có cơ hội lớn hơn để gia tăng sự đa dạng các đại diện văn hóa bằng việc làm cho nội dung di sản văn hóa sẵn sàng và đối tác với các tác nhân khác trong môi trường kỹ thuật số mà đang làm việc hướng tới mục tiêu y hệt. Tất nhiên, điều này cũng tạo ra sức ép: Các GLAM sẽ duy trì tài chính bền vững cho tác phẩm như thế nào? Họ có thể giành được sự trực quan hơn đối với các tác phẩm họ quản lý như thế nào nếu họ phải cạnh tranh với các tác nhân thương mại hùng mạnh khác? Các thực hành mở có thể giúp giải quyết vài trong số các câu hỏi đó.

Việc áp dụng các thực hành mở và phát hành mở các hạng mục từ bộ sưu tập của họ giúp các GLAM làm việc hiệu quả hướng đến các sứ mệnh của họ và cải thiện sự phù hợp của họ hướng đến các khán thính phòng của thế kỷ 21. Đổi lại, điều này giúp cho các GLAM có được sự thừa nhận nhiều hơn cho công việc của họ, với tới được các khán thính phòng mới, và thấy các bộ sưu tập của họ được sử dụng theo các cách thức đổi mới sáng tạo, trong số những lợi ích khác. Nhiều GLAM có mục tiêu chia sẻ có trách nhiệm các hạng mục văn hóa họ quản lý thấy rằng các công cụ pháp lý Creative Commons cung cấp giải pháp tốt cho việc đạt được mục tiêu này, bao gồm khi được sử dụng kết hợp với các công cụ khác, chẳng hạn như các Tuyên bố Quyền. Các công cụ đó làm dễ dàng hơn cho các GLAM để tuyền đạt tới người sử dụng tình trạng bản quyền của một tác phẩm và liệu họ có thể sử dụng nó hay không và như thế nào.

Vị trí đáng tin cậy mà các GLAM có thể có trong các nền văn hóa tương ứng của họ thể hiện một cơ hội duy nhất để xây dựng một cộng đồng toàn cầu trực tuyến thực sự, đa dạng và công bằng hơn. Đổi lại, di sản kỹ thuật số mở và miễn phí, được phát hành bằng việc sử dụng các công cụ mở, có thể giúp cải thiện đáng kể nội dung giải trí, giáo dục và khoa học.

Trong Phần 1.1 chúng tôi đã mô tả sức ép giữa các luật bản quyền hiện hành và các khả năng chia sẻ lớn hơn do Internet xúc tác. Sức ép này được cảm thấy sâu sắc bởi các GLAM có mong muốn mở nội dung của họ ra cho các khán thính phòng trên trực tuyến. Thông thường, các dự án số hóa bị cản trở bởi các hạn chế bản quyền. Vì thế, các luật bản quyền, các giấy phép, và các công cụ, tạo thành một phần không thể thiếu của bất kỳ dự án kỹ thuật số nào liên quan đến nội dung di sản văn hóa. Là rất quan trọng để tích hợp các câu hỏi & cân nhắc về bản quyền vào các tiến trình kỹ thuật số hàng ngày.

Bằng việc cung cấp các giấy phép và các công cụ phạm vi công cộng cũng như sự tinh thông về bản quyền và mạng lưới các đồng nghiệp to lớn, Creative Commons có thể giúp hoàn thành các mục tiêu xúc tác cho việc chia sẻ tốt hơn kiến thức và văn hóa.

Chúng ta sẽ khám phá hơn nữa các thách thức và cơ hội của Open GLAM trong Bài 5.

Văn hóa Mở: Nó là gì?

Văn hóa Mở, hay GLAM Mở (Open GLAM) là một khái niệm, một phong trào và một mạng lưới lỏng lẻo các cơ sở và những người làm việc với di sản văn hóa, làm việc cùng nhau để gia tăng số lượng các tác phẩm sẵn sàng trong phạm vi công cộng, phát triển các tài sản chung về văn hóa, làm cho di sản văn hóa sẵn sàng trên trực tuyến mà không bị hạn chế bản quyền quá đáng, và giúp những người khác triển khai các chính sách truy cập mở tới di sản văn hóa. Như được chi tiết hóa trong Bài 5, trong khi không có định nghĩa duy nhất nào về “mở”, nó tham chiếu tới các giá trị quan trọng, như những cam kết để gìn giữ các tác phẩm của phạm vi công cộng nằm lại trong phạm vi công cộng và đảm bảo di sản văn hóa có thể được truy cập và sử dụng lại trong một dải rộng lớn các bối cảnh mới.

GLAM Mở (Open GLAM) đưa vài trong số các khái niệm và giá trị của các phong trào “mở” đến lĩnh vực “GLAM”.

OpenGLAM” (viết liền) tham chiếu tới một sáng kiến cộng tác trong phong trào GLAM Mở rộng lớn hơn. OpenGLAM đã bắt đầu vào khoảng năm 2010, khi Quỹ Tri thức Mở (Open Knowledge Foundation) đã nhận được trợ cấp từ Ủy ban châu Âu như một phần của Các bản thảo được Số hóa cho Europeana - DM2E (Digitised Manuscripts to Europeana). Ngay từ đầu, vài tổ chức và mạng lưới như Creative Commons và Quỹ Wikimedia Foundation và các chi nhánh của chúng đã là một phần của cuộc đàm thoại này.

Vào năm 2018, các thành viên của cộng đồng Creative Commons, Quỹ Wikimedia, và Tri thức Mở đã bắt đầu tái sinh sáng kiến này. Nhưng như một cuộc đàm thoại và mạng lưới, “OpenGLAM” không “thuộc về” bất kỳ tổ chức duy nhất nào; mọi người, những người chuyên nghiệp và các nhà biện hộ có thể tham gia thông qua các cách thức và phương tiện khác nhau.

Văn hóa Mở: lịch sử ngắn gọn

Vào năm 2004, Viện bảo tàng Brooklyn từng là viện bảo tàng đầu tiên ở nước Mỹ (và có lẽ trên thế giới) tiên phong bổ sung một giấy phép Creative Commons vào các tác phẩm di sản văn hóa kỹ thuật số của họ, như họ đã giải thích trong cuộc phỏng vấn Creative Commons này.

Phong trào Văn hóa Mở đã chậm rãi phát triển kể từ đó. Sáng kiến “OpenGLAM” lần đầu tiên được Quỹ Tri thức Mở - OKN (Open Knowledge Foundation) khởi xướng vào năm 2010 và được tài trợ từ Liên minh châu Âu. Như một phần của điều đó, OKN đã phác thảo Các nguyên tắc của OpenGLAM, chúng đã được thiết lập khoảng năm 2011 và sau đó được sửa lại vào năm 2013, với vài sự cộng tác từ các cơ sở khác, chủ yếu là các cơ sở làm việc trong lãnh địa “mở”. Bạn có thể đọc nhiều hơn về những người áp dụng sớm văn hóa mở trong Những người tiên phong của Văn hóa Mở của CC, một báo cáo xem xét các yếu tố khác nhau đã tác động tới sự thành công của các chương trình truy cập mở sớm được khởi xướng bởi Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia - National Gallery of Art (của nước Mỹ), Viện bảo tàng Nghệ thuật Statens (Statens Museum for Kunst), và Thư viện Công cộng New York (New York Public Library).

Cùng lúc, các cộng đồng khác có liên quan tới thế giới mở như các cộng đồng Wikimedia cũng đã có những nỗ lực theo hướng này. Sự kiện GLAM - Wiki đầu tiên vào năm 2009 ở Úc đã tập hợp các cơ sở di sản văn hóa, các biên tập viên Wikipedia và những người tình nguyện, và các thành viên của Creative Commons nhằm thảo luận cách để hoàn thành sứ mệnh chung: làm cho kiến thức sẵn sàng trong cộng đồng.

Sự kiện GLAM-Wiki đó đã tạo ra một tập hợp các khuyến nghị giải thích một phần xung lượng đối với phong trào Văn hóa Mở. Khi đó, các cơ sở đã tải lên Internet một phần các bộ sưu tập của họ, nhưng thiếu các thực hành số hóa và chia sẻ dựa vào sự đồng thuận. Vài cơ sở, như Viện bảo tàng Brooklands ở Vương quốc Anh, đã tuyên bố bản quyền đối với việc sao chụp các tác phẩm trong phạm vi công cộng được số hóa, hoặc đã áp dụng các giấy phép rất hạn chế cho các tác phẩm được số hóa (và vài cơ sở khác vẫn còn làm như vậy!). Các cơ sở cũng đã phát hành các tập hợp dữ liệu và siêu dữ liệu theo các điều kiện sử dụng rất khác nhau. Nhiều cơ sở thiếu (và tới nay vẫn thiếu) các nguồn lực, thời gian hoặc kiến thức để số hóa và chia sẻ hiệu quả các tác phẩm của họ. Rất quan trọng đối với các đàm thoại về Văn hóa Mở là một thỏa thuận về các thực hành được khuyến nghị cho việc cung cấp truy cập mở tới nội dung.

Đọc các khuyến nghị từ sự kiện GLAM-Wiki năm 2009. Ấn tượng của bạn về chúng là gì? Chúng có cộng hưởng với bạn không? Liệu có khả năng để bám thao các khuyến nghị đó trong bối cảnh của bạn không? Chúng có thể được cập nhật như thế nào?

Ngay sau sự kiện đó, các nhà tổng hợp kỹ thuật số khác nhau của các tổ chức di sản văn hóa đã ra mắt. Đầu tiên là Europeana, nhà tổng hợp kỹ thuật số của các cơ sở di sản văn hóa ở châu Âu. Các nhà tổng hợp kỹ thuật số khác bao gồm Digital NZ cho New Zealand, Trove cho Úc, Thư viện Công cộng Kỹ thuật số châu Mỹ (Digital Public Library of America) ở nước Mỹ, và Canadiana ở Canada.

Các dự án nhà tổng hợp hành động như các nhà biện hộ chính cho tính mở. Europeana, ví dụ, đã xuất bản các tài liệu như hiến chương Phạm vi Công cộng, một tài liệu chính sách nêu bật tầm quan trọng của phạm vi công cộng. Europeana cung cấp hạ tầng để chia sẻ nội dung từ khắp tất cả các cơ sở giám tuyển của châu Âu; tính mở được mã hóa như một phần của đánh giá chất lượng của nó cho việc xuất bản nội dung, như được nêu trong Khung Xuất bản.

Kể từ khi được tạo ra, Creative Commons, các chi nhánh của nó và Mạng Toàn cầu đã cộng tác với các GLAM, xây dựng các chính sách mở và định hình các thực hành mở để chia sẻ các bộ sưu tập kỹ thuật số trên trực tuyến bằng việc sử dụng các công cụ CC. Vài trong số các cộng tác đó còn có sự tham gia của các chi hội và chi nhánh của Wikimedia, Europeana và các tổ chức khác.

Các cộng tác đó mang lại sức sống cho Văn hóa Mở. Trong lịch sử tóm tắt này, chúng tôi đã tóm tắt vài sự kiện chính đã dẫn tới Văn hóa Mở như chúng ta biết tới nó ngày nay. Chúng ta sẽ xem xét kỹ sau vài trường hợp điển hình trong khóa học này.

Vì sao tham gia Văn hóa Mở

Sau hơn 20 năm các cơ sở di sản văn hóa cung cấp truy cập mở tới các bộ sưu tập của họ, có bằng chứng đáng kể về những lợi ích của Văn hóa Mở. Bên dưới là tóm tắt các lợi ích như vậy, điều chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn trong Bài 5.

  • Gia tăng thiện chí và sự công nhận.

  • Cải thiện sự phù hợp với các khán thính phòng của thế kỷ 21.

  • Gia tăng hiệu quả của nhân viên và phù hợp sứ mệnh tốt hơn.

  • Hoàn vốn đầu tư tốt hơn trong số hóa và quản lý hạ tầng số.

  • Gia tăng sự hiện diện và tính trực quan trên trực tuyến, nhờ tích hợp vào các giao diện với bên ngoài, như Wikimedia Commons.

  • Gia tăng nghiên cứu và tạo lập kiến thức mới xung quanh các bộ sưu tập.

  • Đưa vào các tài nguyên giáo dục, đặc biệt các Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources).

  • Duy trì bền vững văn hóa sử dụng lại và phối lại.

Tham gia với Văn hóa Mở như thế nào?

Có vài cách để các GLAM có thể tham gia phong trào Văn hóa Mở:

  • Trở thành người biện hộ trong cơ sở của riêng bạn, bằng việc có đàm thoại với các đồng nghiệp.

  • Tiếp cận các đồng nghiệp, và hỏi về các gợi ý và ý tưởng. Các đồng nghiệp có thể giúp bạn đi từ Không Truy cập Mở tới vài Truy cập Mở.

  • Đọc các trường hợp điển hình và lấy cảm hứng!

  • Phát hành mở một phần nhỏ bộ sưu tập của bạn và khám phá sau đó bạn có thể đi đâu!

Các nhà thực hành, những người chuyên nghiệp và các nhà biện hộ của GLAM hoặc bất kỳ ai có quan tâm tới các vấn đề của Văn hóa Mở có thể can dự bằng việc tham gia vào một số kênh truyền thông sau đây:

  • Tham gia Nền tảng Văn hóa Mở của CC, nơi chúng tôi thảo luận các vấn đề có liên quan tới phong trào Văn hóa Mở, bắt tay vào các dự án cùng nhau, và tổ chức chương trình cố vấn.

  • Đăng ký vào thư tin Văn hóa Mở của CC: Các vấn đề của Văn hóa Mở

  • Bám theo (hoặc thậm chí giám tuyển!) tài khoản Twitter @openglam hoặc có các đàm thoại theo thẻ hashtag #OpenCulture.

  • Ban hành các chính sách truy cập mở trong các cơ sở và chia sẻ kinh nghiệm đó.

  • Chia sẻ tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể theo các giấy phép miễn phí, như Wiki Loves FolkloreWiki Loves Living Heritage làm.

  • Tham gia vào danh sách thư của GLAM Wiki để được cập nhật thông tin.

  • Tham gia vài cộng đồng tồn tại rồi trên Slack. Bạn có thể tham gia cộng đồng #openculture trong CC bằng việc tham gia kênh #open-culture trong Slack của CC; hoặc bạn cũng có thể tham gia nhiều cộng đồng kỹ thuật khác, như “phòng thí nghiệm GLAM” (GLAM labs).

  • Tham gia các danh sách thư của Cộng đồng Bản quyền của Europeana.

  • Tham gia các Nhóm Facebook của Wikimedia, như Wikipedia + Libraries và Wikidata + GLAM.

  • Học hỏi nhiều hơn về chương trình văn hóa mở của CC trong tệp âm thanh Tư duy Mở Tháng 2/2022 này.

-----------------------------------------------------------------------

1. Lưu ý: Chúng tôi thường sử dụng “GLAM” và “cơ sở di sản văn hóa” lẫn cho nhau trong khóa học này.

2. Bộ sưu tập Truy cập Mở của Smithsonian có khoảng 5 triệu hạng mục kỹ thuật số 2D và 3D, cho tới nay.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

-----------------------------------------------------------------------

Về bài trước ………. Bài tiếp theo ………. Về mục lục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay10,158
  • Tháng hiện tại61,084
  • Tổng lượt truy cập7,163,396
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây