3.1 Thiết kế và thuật ngữ của giấy phép

Chủ nhật - 07/04/2024 18:59
3.1 Thiết kế và thuật ngữ của giấy phép

3.1 License Design and Terminology

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/3-1-license-design-and-terminology/

Bạn đã “nói được CC” chưa? Bài học này bao gồm các từ viết tắt, thuật ngữ và ký hiệu được sử dụng liên quan đến các công cụ của Creative Commons, cũng như một số điều quan trọng cần biết về cách các giấy phép được thiết kế như thế nào.

Kết quả học tập

  • Phân biệt được ý nghĩa của các biểu tượng CC khác nhau

  • Xác định các lớp và các yếu tố khác nhau của các giấy phép và công cụ CC

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Vì hầu hết chúng ta không phải là luật sư, chúng ta cần biết gì về tính hợp pháp để sử dụng các giấy phép CC đúng cách?

Các công cụ pháp lý của Creative Commons được thiết kế để mọi người có thể tiếp cận dễ dàng nhất có thể trong khi vẫn đảm bảo tính pháp lý.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Bạn đã bao giờ gặp một hình ảnh Flickr được cấp phép CC mà bạn thực sự thích nhưng lại ngại sử dụng vì bạn không chắc chắn về các điều khoản và điều kiện pháp lý? Bạn đã bao giờ cảm thấy thất vọng vì không hiểu cách quyết định sử dụng công cụ pháp lý CC nào cho công việc của mình chưa?

Có được kiến thức cơ bản

Bản quyền hoạt động theo mặc định theo cách tiếp cận “Tất cả các quyền được giữ lại” (All Rights Reserved). Giấy phép Creative Commons hoạt động theo luật bản quyền, nhưng chúng sử dụng cách tiếp cận “Một số quyền được giữ lại” (Some Rights Reserved). Mặc dù có một số tùy chọn giấy phép CC khác nhau, nhưng tất cả chúng đều cấp phép công khai để sử dụng tác phẩm theo các điều kiện nhất định được tiêu chuẩn hóa. Miễn là bạn tuân theo các điều kiện đó và điều khoản cấp phép không bị vi phạm thì giấy phép sẽ cấp các quyền đó trong suốt thời hạn của bản quyền cơ bản. Đây là điều chúng tôi muốn nói khi nói các giấy phép CC hoạt động dựa trên bản quyền, không phải thay vì bản quyền. Giấy phép Creative Commons hoạt động theo luật bản quyền, nhưng chúng sử dụng cách tiếp cận “bảo lưu một số quyền”. Mặc dù có một số tùy chọn giấy phép CC khác nhau, nhưng tất cả chúng đều cấp phép công khai để sử dụng tác phẩm theo các điều kiện tiêu chuẩn nhất định. Miễn là bạn tuân theo các điều kiện đó và điều khoản cấp phép không bị vi phạm thì giấy phép sẽ cấp các quyền đó trong suốt thời hạn của bản quyền cơ bản. Đây là điều chúng tôi muốn nói khi nói các giấy phép CC hoạt động dựa trên bản quyền, không phải thay vì bản quyền.

Các giấy phép đã được thiết kế để trở thành một giải pháp miễn phí, tự nguyện cho các nhà sáng tạo nào muốn trao quyền trước một cách công khai để sử dụng các tác phẩm của họ. Mặc dù chúng là những công cụ có hiệu lực pháp lý nhưng chúng được thiết kế theo cách nhằm giúp những người không phải là luật sư có thể tiếp cận chúng.

Các giấy phép được xây dựng bằng việc sử dụng thiết kế 3 lớp.

  1. Mã pháp lý (Legal Code) là lớp cơ bản. Lớp này có các điều khoản và điều kiện “luật sư có thể đọc được” (Lawyer-Readable), có hiệu lực pháp lý tại tòa. Hãy dành một phút và ngó qua mã pháp lý của CC BY để thấy cách nó được xây dựng. Bạn có thể thấy các yêu cầu ghi công được liệt kê chứ?

  2. Chứng thư chung (commons deeds) là lớp giấy phép được biết đến nhiều nhất. Đây là những trang web trình bày các điều khoản cấp phép chính theo cái gọi là các điều khoản “con người có thể đọc được” (Human-Readable). Các văn bản không có hiệu lực thi hành về mặt pháp lý mà thay vào đó tóm tắt mã pháp lý. Hãy dành chút thời gian để khám phá các chứng thư của CC BYCC BY-NC-ND và xác định chúng khác nhau như thế nào. Bạn có thể tìm thấy các liên kết đến mã pháp lý từ mỗi chứng thư không?

  3. Lớp cuối cùng của thiết kế giấy phép thừa nhận rằng phần mềm đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo lập, sao chép, khám phá và phân phối các tác phẩm. Để giúp các trang web và dịch vụ web dễ dàng biết khi nào một tác phẩm là sẵn sàng theo một giấy phép Creative Commons, chúng tôi cung cấp một phiên bản giấy phép “máy có thể đọc được” (“machine readable” version of the license) — một bản tóm tắt các quyền tự do chính được cấp và các nghĩa vụ được áp đặt được viết thành định dạng mà các ứng dụng, công cụ tìm kiếm và các loại công nghệ khác có thể hiểu được. Chúng tôi đã phát triển một cách thức được tiêu chuẩn hóa để mô tả các giấy phép mà phần mềm có thể hiểu được gọi là Ngôn ngữ Thể hiện Quyền CC - CC REL (CC Rights Expression Language) để thực hiện điều này. Khi siêu dữ liệu này được gắn vào các tác phẩm được cấp phép CC, ai đó đang tìm kiếm tác phẩm được cấp phép CC bằng công cụ tìm kiếm (ví dụ: tìm kiếm nâng cao của Google) có thể dễ dàng hơn khám phá các tác phẩm được cấp phép CC.

Ví dụ về mã “máy có thể đọc được” từ Bộ chọn Giấy phép Creative Commons (Creative Commons Licence Chooser). CC BY 4.0

Cơ bản về giấy phép CC

Tất cả các giấy phép Creative Commons đều có nhiều tính năng quan trọng chung. Mọi giấy phép CC đều đảm bảo người cấp phép nhận được sự thừa nhận ghi công cho tác phẩm của họ. Giấy phép CC hoạt động trên khắp thế giới và tồn tại chừng nào bản quyền hiện hành còn tồn tại (vì chúng được xây dựng dựa trên bản quyền) và miễn là người dùng tuân theo các điều khoản và điều kiện của giấy phép. Ở mức tối thiểu, mọi giấy phép đều giúp chủ sở hữu các quyền (chúng tôi gọi họ là “người cấp phép” khi họ sử dụng các công cụ CC) giữ bản quyền trong khi cho phép người khác sao chép và phân phối tác phẩm của họ ở dạng chưa được chỉnh sửa cho các mục đích phi thương mại. Các tính năng chung này là cơ bản, dựa trên đó người cấp phép có thể chọn cấp các quyền bổ sung khi quyết định cách họ muốn tác phẩm của họ[1] được sử dụng.

Lưu ý các độc giả: Suốt toàn bộ nội dung Chứng chỉ CC, vui lòng giả định rằng tất cả các mô tả về các giấy phép đều đề cập đến phiên bản mới nhất của bộ giấy phép CC, Phiên bản 4.0, trừ khi có ghi chú khác. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về các phiên bản khác nhau trong Phần 3.4.

Các lựa chọn cho người cấp phép

Tất cả các giấy phép Creative Commons đều được cấu trúc để cấp cho người sử dụng quyền thực hiện nhiều mục đích sử dụng khác nhau miễn là người sử dụng tuân thủ các điều kiện trong các giấy phép đó. Điều kiện cơ bản trong tất cả các giấy phép là người sử dụng phải thừa nhận ghi công cho người cấp phép và một số thông tin nhất định khác, chẳng hạn như nơi có thể tìm thấy tác phẩm gốc.

Người cấp phép CC đưa ra một vài quyết định đơn giản trên con đường chọn giấy phép. Đầu tiên, người cấp phép xác định xem họ có muốn cho phép sử dụng thương mại hay không. Thứ hai, người cấp phép xác định xem họ có muốn cho phép các tác phẩm phái sinh hay không (còn được gọi là bản tùy chỉnh). Chúng ta sẽ giải quyết các tác phẩm phái sinh ở Bài 4.

Cuối cùng, nếu người cấp phép quyết định cho phép các tác phẩm phái sinh, họ cũng có thể chọn yêu cầu bất kỳ ai sử dụng tác phẩm đó — chúng tôi gọi họ là người được cấp phép — cung cấp tác phẩm mới của họ theo cùng điều khoản cấp phép. Đây chính là ý nghĩa của “Chia sẻ tương tự” và nó là một trong những cơ chế giúp cho các nội dung được cấp phép CC tăng trưởng theo thời gian. ShareAlike được lấy cảm hứng từ Giấy phép Công cộng GNU (GNU General Public License), được nhiều dự án phần mềm tự do nguồn mở sử dụng.

Các thành phần giấy phép khác nhau này có các biểu tượng trực quan tượng trưng.


Biểu tượng này tượng trưng cho Ghi công (Attribution) hoặc “BY”, điều có nghĩa là dạng thừa nhận ghi công cụ thể được đưa ra cho người sáng tạo của tác phẩm. Tất cả các giấy phép CC đều có điều kiện này.


Biểu tượng này tượng trưng cho Phi Thương mại (NonCommercial) hoặc “NC”, điều có nghĩa là tác phẩm chỉ sẵn sàng để sử dụng không nhằm mục đích thu lợi thương mại. Có 3 giấy phép CC có hạn chế này.


Biểu tượng này tượng trưng cho Chia sẻ Tương tự (ShareAlike) hoặc “SA”, điều có nghĩa là các bản tùy chỉnh dựa trên tác phẩm này phải được cấp phép theo giấy phép y hệt. Có 2 giấy phép CC có điều kiện này.


Biểu tượng này tượng trưng cho Không có Phái sinh (NoDerivatives) hoặc “ND”, điều có nghĩa là những người sử dụng lại không thể chia sẻ các bản tùy chỉnh của tác phẩm này. Có 2 giấy phép CC có hạn chế này.

Khi kết hợp lại, các biểu tượng này thể hiện 6 tùy chọn giấy phép CC. Các biểu tượng cũng được nhúng trong “núm cấp phép”, mỗi núm đại diện cho một loại giấy phép CC cụ thể. Phần 3.3 khám phá sự kết hợp một cách chi tiết.

Các công cụ phạm vi công cộng

Ngoài bộ các giấy phép CC, CC cũng có 2 công cụ phạm vi công cộng được trình bày với các biểu tượng ở bên dưới. Các công cụ phạm vi công cộng đó không tương đương với các giấy phép:

CC0 cho phép những người sáng tạo hiến tặng các tác phẩm của họ vào phạm vi công cộng toàn cầu ở mức độ lớn nhất có thể. Lưu ý là vài quyền tài phán không cho phép các nhà sáng tạo hiến tặng các tác phẩm của họ vào phạm vi công cộng, nên CC0 có các cơ chế pháp lý khác để giúp làm việc với tình huống này khi áp dụng. Bạn cũng có thể thấy công cụ này đang được các viện bảo tàng, thư viện hoặc kho lưu trữ sử dụng. Điều này không có nghĩa họ đòi bản quyền đối với các tác phẩm đó, mà thay vào đó họ khước từ tất cả các quyền họ có thể có trong các quyền tài phán khác đối với các bản sao các tác phẩm đó. (Nhiều thông tin hơn về các cơ chế và phạm vi pháp lý của CC0 trong Phần 3.3).

Dấu Phạm vi Công cộng (The Public Domain Mark) là nhãn được sử dụng để đánh dấu các tác phẩm được biết là không còn tất cả các hạn chế về bản quyền. Không giống như CC0, dấu phạm vi công cộng không có hiệu ứng pháp lý khi được áp dụng cho một tác phẩm. Nó chỉ phục vụ như một nhãn để thông báo cho công chúng về tình trạng phạm vi công cộng của một tác phẩm và thường được các viện bảo tàng, thư viện, và kho lưu trữ sử dụng khi làm việc với các tác phẩm rất cũ rồi. Không giống như các giấy phép CC và CC0 yêu cầu chủ giấy phép phải áp dụng giấy phép, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng dấu phạm vi công cộng cho một tác phẩm được biết là thuộc phạm vi công cộng.

Các lưu ý cuối cùng

Có một lộ trình học tập đối với một số thuật ngữ và kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của các công cụ pháp lý CC. Nhưng như bạn đã biết, nó ít đáng sợ hơn vẻ ngoài của nó! Bây giờ bạn đã hiểu cách “nói được CC” và biết một số nguyên tắc cơ bản về thiết kế giấy phép CC, bạn đang trên đường trở nên thông thạo về cấp phép CC.

-----------------------------------------------------------------------

  1. Học thêm về Chính sách Thương hiệu của Creative Commons (Creative Commons Trademark Policy).

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

-----------------------------------------------------------------------

Về bài trước ………. Bài tiếp theo ………. Về mục lục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay14,937
  • Tháng hiện tại335,495
  • Tổng lượt truy cập5,429,897
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây