Bài trình bày chính: Thúc đẩy Giáo dục Khoa học và Toán học Toàn cầu qua OER: Các bài học học được từ các Mô phỏng Tương tác PhET

Thứ tư - 05/02/2020 18:12
Bài trình bày chính: Thúc đẩy Giáo dục Khoa học và Toán học Toàn cầu qua OER: Các bài học học được từ các Mô phỏng Tương tác PhET
Keynote Title: Advancing Science and Math Education Worldwide through OER: Lessons Learned From Phet Interactive Simulations
By Kathy Perkins, PhET Interactive Simulations, University of Colorado Boulder, United States
Theo: https://conference.oeconsortium.org/2019/keynotes/kathy-perkins/
Xem thêm: Giáo dục Mở và Tài nguyên Giáo dục Mở

Giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học - STEM (Science, Technology, Engineering, Math) đã trở thành ưu tiên cho các quốc gia khắp trên thế giới, và nhiều sinh viên - ở các các quốc gia đang phát triển và phát triển - thiếu sự truy cập tới các kinh nghiệm học tập STEM chất lượng cao. Đã 17 năm, nhóm các Mô phỏng Tương tác PhET (PhET Interactive Simulations) đã và đang làm việc để làm cho khoa học và toán học tham gia và truy cập được nhiều hơn cho tất cả những người học, toàn cầu. Thách thức các nhà giáo dục đối mặt là các môi trường học tập STEM hiệu quả phải hỗ trợ sinh viên hiểu các khái niệm cốt lõi, lôi kéo sinh viên vào các thực hành STEM, và phát triển các sinh viên để nghĩ giống như các chuyên gia STEM. Dự án PhET đã tập trung vào việc tạo ra các mô phỏng cùng một lúc giải quyết 3 mục tiêu học tập, được đặt nền móng trong nghiên cứu giáo dục, làm việc mềm dẻo và sự đa dạng các sư phạm dựa vào nghiên cứu, và thúc đẩy áp dụng rộng rãi. Ngày nay, bộ sưu tập 153 mô phỏng tương tác của chúng tôi được dịch sang 93 ngôn ngữ và được sử dụng hơn 100 triệu lần mỗi năm. Trong bài nói chuyện này, chúng tôi sẽ phản ánh về con đường từ 2002 tới nay, xem xét các điểm quyết định quan trọng, các bài học học được, và các đổi mới sáng tạo xung quanh sư phạm, thiết kế, công nghệ, việc cấp phép, và phổ biến những điều đã ảnh hưởng tới công việc của PhET và tác động của nó. Chúng tôi sẽ xem xét vai trò của nghiên cứu giáo dục và câu hỏi về điều gì sẽ làm cho (và không làm cho) dễ dàng tùy biến thích nghi được. Cuối cùng, chúng tôi sẽ hướng tới những thách thức và cơ hội ở đường chân trời - mang tìm tòi khoa học tới các sinh viên khuyết tật, thúc đẩy thực hành của giảng viên, gia tăng sử dụng quốc tế, và xây dựng mô hình kinh doanh bền vững.

Về tác giả
TS. Kathy Perkins chỉ đạo các Mô phỏng Tương tác PhET ở Đại học Colorado Boulder, và là thành viên giảng viên về Nghiên cứu Giáo dục Vật lý học. Công việc của cô tập trung vào việc thúc đẩy thiết kế và sử dụng các mô phỏng tương tác trong lớp học để gia tăng sự tham gia và học tập về STEM, và mở rộng phạm vi ảnh hưởng bằng tài nguyên giáo dục mở. Công việc và nghiên cứu của cô trong giáo dục STEM cũng bao gồm cải cách khóa học bền vững, lòng tin của sinh viên về khoa học, và thay đổi thể chế.
Cô có bằng cử nhân về vật lý học (1992), Thạc sỹ về hóa học (2000), và Tiến sỹ về khoa học khí quyển (2000), tất cả từ Đại học Harvard. Vào năm 2003, cô đã ra nhập dự án Carl Wieman và PhET, phục vụ như là đồng Giám đốc (2008-2010) và Giám đốc (từ 2010 tới nay). Cô đã phục vụ như là Phó Giám đốc (2006-2010) và Giám đốc (2010-2016) của Sáng kiến Giáo dục Khoa học của CU. Cô là tác giả của hơn 60 bài báo về giáo dục STEM. Dưới sự lãnh đạo của cô, PhET đã nhận được sự thừa nhận quốc tế, bao gồm được nêu tên là người chiến thắng giải thưởng WISE năm 2017, giải thưởng công nghệ 2011, và giành giải thưởng giáo dục Reimagine 2014, và đã làm gia tăng hơn 100 triệu sử dụng mô phỏng/năm trên toàn cầu. Vào năm 2016, nhóm của cô đã tung ra các mô phỏng PhET-iO, các mô phỏng tương hợp xúc tác cho tùy biến, tích hợp, và dữ liệu để đánh giá bằng việc học các phân tích.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay5,555
  • Tháng hiện tại22,172
  • Tổng lượt truy cập6,900,201
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây