Chương trình khóa thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) theo Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở cho Giảng viên

Thứ sáu - 01/12/2023 22:12
Chương trình khóa thực hành khai thác tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) theo Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở cho Giảng viên

Với mục đích để hỗ trợ cho các cán bộ giảng viên nắm được cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) và các vấn đề liên quan của nó theo tài liệu Khung năng lực Tài nguyên Giáo dục Mở cho Giảng viên mới được phát hành ngày 16/11/2023, đồng thời biết cách sử dụng một số công cụ để thực hành hiệu quả/hợp pháp việc cấp phép mở và khai thác TNGDM, như tìm kiếm, sử dụng/sử dụng lại, tạo lập, sửa đổi, kết hợp, chia sẻ TNGDM với các dạng nội dung: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và dữ liệu, Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở trong thời gian tới sẽ mở các khóa học theo chương trình này.

Nội dung khóa thực hành:

A. Phần lý thuyết (nửa ngày)

  1. Triết lý của nguồn mở

  2. Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO

  3. Cấp phép mở Creative Commons (CC)

  4. Khung năng lực TNGDM cho giảng viên

  5. Các mô hình bền vững TNGDM

  6. Hướng đến Giáo dục Mở và Khoa học Mở

  7. Giới thiệu các nội dung thực hành khai thác TNGDM

B. Phần thực hành (1,5 ngày, mỗi người một máy tính)

  1. Cấp phép mở bằng công cụ chọn/sinh giấy phép

  2. Chia sẻ tài nguyên được cấp phép mở trên Internet

  3. Khai thác TNGDM qua việc tạo video sạch về bản quyền

    1. Tìm kiếm và tải về sử dụng nội dung được cấp phép mở CC

      1. Hình ảnh các kho: Các công cụ tìm kiếm ảnh của Creative Commons và Google, dự án Noun Project.

      2. Video với các kho: YouTube và Vimeo (Vimeo Creative Commons) cùng với việc tạo lập tài khoản người sử dụng trên Vimeo Creative Commons.

      3. Âm thanh các kho: YouTube, Musopen, ccMixter

      4. Văn bản các kho: sách, sách giáo khoa, tạp chí: OpenStax, LibreText, Open Texbook Library, BCCampus, Edtech Books, Global Digital Library, DOAB, DOAJ, công cụ Unpaywall .v.v. và một số kho Phần cứng Nguồn mở.

      5. Dữ liệu: Zenodo, OpenAIRE, European Open Data Portal .v.v.

    2. Tạo lập, tùy biến, sửa đổi, pha trộn: các công cụ

      1. Văn bản:

        • Soạn thảo văn bản mẫu để cấp phép mở bằng LibreOffice Writer

        • Làm sách điện tử ePub trong LibreOffice Writer với Writer2ePub

      2. Hình ảnh: Sử dụng Screenshot để chụp màn hình các kiểu/dạng khác nhau

      3. Âm thanh: Sử dụng Audacity để soạn thảo âm thanh và ghi âm

      4. Video:

        • Sử dụng Vokoscreen và Kazam để ghi lại các hoạt động hoặc bài giảng trên màn hình máy tính, cả hình ảnh, âm thanh và các chuyển động.

        • Sử dụng OpenShot để soạn thảo video từ các tài nguyên được cấp phép mở có sẵn trong các kho trên Internet và các tài nguyên tự mình tạo ra; tải video được tạo ra lên YouTube và Vimeo Creative Commons; cấp phép cho video được tạo ra; chia sẻ video được tạo ra trên Internet.

Liên hệ: Viện Nghiên cứu, đào tạo và phát triển tài nguyên giáo dục mở (InOER)

Địa chỉ thư điện tử: info@inoer.vn hoặc gửi cho:

Lê Trung Nghĩa; địa chỉ thư điện tử: letrungnghia.foss@gmail.com

Tải về chương trình khóa thực hành ở định dạng PDF tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/scl/fi/agmshvmn93jwdr2istdnx/OER_Comp_TFT_Contents.pdf?rlkey=4c2n7nyldelq5ruwop8qn7e2m&dl=0

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay5,784
  • Tháng hiện tại179,225
  • Tổng lượt truy cập6,814,091
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây