DigComp 2.2: Khung năng lực số cho công dân. 1. GIỚI THIỆU

Thứ tư - 03/08/2022 19:01
DigComp 2.2: Khung năng lực số cho công dân. 1. GIỚI THIỆU

1. GIỚI THIỆU

Xuất bản phẩm mới này giới thiệu Khung Năng lực Số cho Công dân phiên bản 2.2. Nó cũng hành động như là tư liệu tham chiếu hoàn chỉnh cho khung DigComp củng cố cho các xuất bản phẩm và các hướng dẫn sử dụng được phát hành trước đó.

Năng lực số là một trong những Năng lực Chính cho Học tập Suốt đời. Lần đầu tiên nó được định nghĩa vào năm 2006, và sau đó một bản cập nhật của Khuyến nghị của Hội đồng châu Âu vào năm 2018, nó nêu như sau:

Năng lực số liên quan tới sử dụng tự tin, nghiêm túc và có trách nhiệm của, và tham gia với, các công nghệ số cho việc học tập, làm việc, và tham gia trong xã hội. Nó bao gồm sáng thông tin và dữ liệu, truyền thông và cộng tác, sáng phương tiện, tạo lập nội dung số (bao gồm việc lập trình), an toàn (bao gồm phúc lợi số và các năng lực liên quan tới an ninh không gian mạng), các câu hỏi có liên quan tới sở hữu trí tuệ, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện (Khuyến nghị của Hội đồng về các Năng lực Chính cho Học tập Suốt đời, 22/05/2018, ST 9009 2018 INIT).

Các năng lực là sự kết hợp cả kiến thức, kỹ năng và thái độ, nói cách khác, chúng được tạo nên từ các khái niệm và sự kiện (nghĩa là, kiến thức), mô tả các kỹ năng (nghĩa là, khả năng triển khai các quy trình) và thái độ (nghĩa là, sự định hướng, tư duy để hành động) (xem HỘP 1). Các năng lực chính được phát triển qua cuộc sống.

Công việc về vận hành năng lực số bám theo Khuyến nghị của Hội đồng năm 2006, bắt đầu vào năm 2010. Vào năm 2013, Khung tham chiếu DigComp đầu tiên được ban hành xác định năng lực số như là sự kết hợp của 21 năng lực được nhóm vào 5 lĩnh vực chính (Hình 1). Kể từ 2016, 5 lĩnh vực là Sáng thông tin và dữ liệu; Truyền thông và cộng tác; Tạo lập nội dung số; An toàn; và Giải quyết vấn đề (Hình 3). Các chi tiết xa hơn về phương pháp luận được mô tả trong Phụ lục 1.
 

HỘP 1. Chiều số 4 của khung DigComp phác thảo các ví dụ về kiến thức, kỹ năng và thái độ theo một cách thức không vét cạn.

KIẾN THỨC

Nó ngụ ý kết quả đầu ra của sự đồng hóa thông tin qua việc học tập. Kiến thức là tập hợp các sự kiện, nguyên tắc, lý thuyết và thực hành có liên quan tới một lĩnh vực công việc hoặc nghiên cứu.

Trong DigComp 2.2, các ví dụ về kiến thức bám theo cách diễn đạt của:

Nhận thức về…, Biết về…, Hiểu rằng…, .v.v.


 

CÁC KỸ NĂNG

Chúng là khả năng áp dụng kiến thức và sử dụng bí quyết đề hoàn thành các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề. Trong ngữ cảnh của Khung Trình độ châu Âu – EQF (European Qualifications Framework), các kỹ năng được mô tả như là nhận thức (liên quan tới sử dụng tư duy logic, trực quan và phản biện) hoặc thực hành (liên quan tới sự khéo léo thủ công và sử dụng các phương pháp, nguyên vật liệu, công cụ và dụng cụ).

Trong DigComp 2.2, các ví dụ về kỹ năng bám theo cách diễn đạt của:

Biết làm thế nào…, Có khả năng làm…, Tìm kiếm …, .v.v.


 

THÁI ĐỘ

Chúng được thừa nhận như là các động lực thực thi, cơ sở để tiếp tục thực thi có năng lực. Chúng bao gồm các giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên.

Trong DigComp 2.2, các ví dụ về thái độ bám theo cách diễn đạt của:

Mở tới…, Tò mò về…, Cân nhắc các lợi ích và rủi ro …, .v.v.

Các khung tham chiếu như khung DigComp tạo ra một tầm nhìn đồng thuận về những gì cần thiết đối với các năng lực để vượt qua các thách thức phát sinh từ số hóa trong hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Mục tiêu của chúng là để tạo ra sự hiểu biết chung bằng việc sử dụng một từ vựng được đồng thuận sau đó có thể được áp dụng nhất quán trong tất cả các nhiệm vụ từ việc hình thành chính sách và nhằm thiết lập kế hoạch chỉ dẫn, đánh giá và giám sát. Rốt cuộc, điều đó tùy thuộc vào những người sử dụng, các cơ sở, các bên trung gian hoặc các nhà phát triển các sáng kiến để tùy chỉnh khung tham chiếu cho các nhu cầu của họ khi sửa đổi các can thiệp (nghĩa là phát triển chương trình giảng dạy) cho phù hợp với các nhu cầu đặc thù của các nhóm mục tiêu. Để đọc thêm về sử dụng DigComp, xem PHẦN 3.
 

ĐIỀU GÌ MỚI TRONG BẢN CẬP NHẬT?

Bản cập nhật 2.2 tập trung vào “Các ví dụ về kiến thức, kỹ năng và thái độ áp dụng được cho từng năng lực” (Chiều 4). Đối với từng trong số 21 năng lực, 10-15 tuyên bố được đưa ra để minh họa kịp thời và các ví dụ được cập nhật nhấn mạnh các chủ đề đương thời. Bằng cách đó, bản cập nhật này không sửa các trình mô tả của mô hình tham chiếu khái niệm (Hình 1) và nó không làm thay đổi cách thức các mức thông thạo được nêu (Chiều 3). Hơn nữa, các kịch bản sử dụng được trình bày trong Chiều 5 vẫn được giữ nguyên không đổi. Khung DigComp được tích hợp ở phiên bản 2.2 là sẵn có ở PHẦN 2.

Hơn 250 ví dụ nhấn mạnh cho các chủ đề mới và đang nổi lên kể từ bản cập nhật mới nhất trước đó. Các ví dụ mới đó sẽ trở thành hữu dụng, ví dụ, cho những ai có trách nhiệm lên kế hoạch và cập nhật chương trình giảng dạy, và cho những ai đang phát triển giáo trình đào tạo hoặc nội dung khóa học về DigComp. Họ có thể sử dụng các ví dụ đó để đề cập các chủ đề có liên quan trong xã hội ngày nay, vài trong số đó như sau:

  • thông tin sai lệnh hoặc thông tin xuyên tạc trên các trang phương tiện xã hội và tin tức (như, kiểm tra nhanh thông tin và các nguồn của nó, các tin giả, các tin giả sâu) được kết nối với sáng thông tin và phương tiện

  • xu thế dữ liệu hóa các dịch vụ và ứng dụng Internet (như, tập trung vào cách dữ liệu cá nhân được khai thác như thế nào)

  • tương tác của công dân với các hệ thống trí tuệ nhân tạo (bao gồm các kỹ năng dữ liệu có liên quan, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, nhưng còn cả các cân nhắc về đạo đức nữa)

  • các công nghệ đang nổi lên như Internet của Vạn vật - IoT (Internet of Things)

  • các lo ngại về tính bền vững của môi trường (như các tài nguyên được CNTT-TT tiêu dùng)

  • các bối cảnh mới và đang nổi lên (như làm việc từ xa và công việc lai [hybrid])

Vì bản thân khái niệm “ví dụ” tự nó giải thích rồi, các tuyên bố mới đó không đại diện cho danh sách vét cạn của những gì bản thân năng lực đó kéo theo. Vì thế, là quan trọng để nhấn mạnh rằng các ví dụ mới của DigComp về kiến thức, kỹ năng và thái độ không nên được coi như là bộ các kết quả đầu ra học tập được kỳ vọng từ tất cả các công dân. Tuy nhiên, là có khả năng sử dụng chúng như là cơ sở để phát triển các mô tả rõ ràng các mục đích học tập, nội dung, các kinh nghiệm học tập và đánh giá của chúng, dù điều này đòi hỏi việc lên kế hoạch và triển khai chỉ dẫn nhiều hơn.

Thứ hai, các ví dụ không được phát triển theo các mức thông thạo. Thậm chí nếu bạn có thể quan sát thấy vài sự không nhất quán và khác biệt theo mức độ phức tạp của chúng (vài ví dụ của điều này có thể tập trung vào mức độ kiện thức mới rất thô sơ trong khi vài ví dụ khác có thể minh họa các nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều), điều này không có nghĩa chúng là công cụ để đo đếm sự tiến bộ. Đối với từng năng lực, Chiều 3 đưa ra 8 mức thông thạo.

Cuối cùng, các ví dụ mới về kiến thức, kỹ năng và thái độ không được chào như một công cụ đánh giá hoặc như một công cụ tự đánh giá về phát triển năng lực của một con người. Để có thêm thông tin về công cụ tự đánh giá được thẩm định, xem PHẦN 3.1.

 

MỐI LIÊN KẾT LẪN NHAU GIỮA CÁC NĂNG LỰC CHÍNH

Khuyến nghị về các Năng lực Chính cho Học tập Suốt đời (Key Competences for Lifelong Learning) xác định các năng lực chính là cơ bản cho các công dân để làm tròn bổn phận cá nhân, vì một lối sống lành mạnh và bền vững, có khả năng làm việc, quyền công dân tích cực và hòa nhập xã hội (Hình 2).

Tất cả các năng lực chính là bổ sung và kết nối lẫn nhau. Nói cách khác, các năng lực cơ bản cho lĩnh vực này sẽ hỗ trợ phát triển năng lực trong lĩnh vực khác. Điều này cũng là đúng giữa năng lực Số và các năng lực chính khác. Vài sự kết nối lẫn nhau quan trọng được nhấn mạnh bên dưới, dù chúng không là vét cạn, ý định của chúng là tập trung nhiều hơn vào cách để bản chất tự nhiên bổ sung này có thể xảy ra được trong các môi trường số.

Ví dụ, các khía cạnh của năng lực Trình độ học vấn (Literacy competence) là cần thiết khi đọc tài liệu hoặc đọc trên màn hình. Theo khuyến nghị các Năng lực Chính cho Học tập Suốt đời, năng lực Sáng bao gồm, ví dụ, “khả năng phân biệt và sử dụng các dạng nguồn khác nhau, để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin”. Các kỹ năng đó được triệu gọi khi đánh giá nội dung và các nguồn của nó trên trực tuyến, một năng lực tạo thành một phần không thể thiếu của sáng Thông tin trong môi trường giàu phương tiện ngày nay (năng lực 1.2 của DigComp).

Mặt khác, một năng lực của DigComp xác định việc tham gia trong quyền công dân (Citizenship) thông qua các công nghệ số (năng lực 2.3 của DigComp). Bản thân năng lực quyền công dân (citizenship competence) được xác định trong các Năng lực Chính như là “khả năng hành động như các công dân có trách nhiệm và tham gia đầy đủ trong cuộc sống dân sự và xã hội”. Các ví dụ mới có ý họa minh họa mối liên kết lẫn nhau này bằng việc nhấn mạnh kiến thức, kỹ năng và thái độ là bổ sung cho cả các chủ đề đó.

Ngoài ra, năng lực Quyền công dân cũng liên kết với sáng phương tiện, nêu “khả năng truy cập, có hiểu biết nghiêm túc về, và tương tác với cả các dạng phương tiện truyền thống và mới và hiểu rõ vai trò và các chức năng của các phương tiện trong các xã hội dân chủ”. Vì thế, có thể nói rằng sáng Phương tiện, nó là chủ đề mới được bổ sung cho định nghĩa năng lực số năm 2018, nằm trong mối liên kết lẫn nhau giữa các năng lực quyền công dân và năng lực s. Để đọc nhiều hơn về sự bổ sung giữa DigComp và Sáng Phương tiện và Thông tin, xem PHẦN 4.1.

Các tham chiếu tới năng lực Cá nhân, xã hội và học để học hỏi cũng nhiều trong bản cập nhật DigComp này, ví dụ trong lĩnh vực quản lý học tập và sự nghiệp của một người (năng lực 5.4 của DigComp) và hỗ trợ cho phúc lợi vật chất và tinh thần của một người (năng lực 4.3 của DigComp).

Năng lực tinh thần doanh nhân (Entrepreneurship competence) nhằm tạo ra giá trị trong thế giới ngày nay. Ghép nối nó với năng lực Số, và đặc biệt với việc sử dụng sáng tạo các công nghệ số (năng lực 5.3 của DigComp), có thể giúp biến các ý tưởng thành giá trị cho bản thân và cho những người khác. Quy tắc hành xử trên mạng – Netiquette (năng lực 2.5 của DigComp), mặt khác, dựa trên năng lực chính về nhận thức và thể hiện văn hóa, nhưng cũng về năng lực đa ngôn ngữ (sự cùng tồn tại của các ngôn ngữ khác nhau ở mức xã hội hoặc cá nhân) và chủ nghĩa đa ngôn ngữ (kho ngôn ngữ năng động và phát triển của một cá nhân người sử dụng/người học) phân biệt được trong Khung Tham chiếu Chung của châu Âu về Ngôn ngữ (Common European Framework of Reference for Languages).

Các ví dụ mới được trình bày trong bản cập nhật này có ý định tập trung hơn vào cách để các kết nối lẫn nhau đó có thể diễn ra trong các môi trường số (các kết nối lẫn nhau được nhấn mạnh ở trên là không vét cạn). Thông tin nhiều hơn về các khung của Liên minh châu Âu cho các năng lực Chính được thấy trong PHẦN 4.2.


Thừa nhận:

Vuorikari, R., Kluzer, S. and Punie, Y., DigComp 2.2: Khung Năng lực số cho Công dân, EUR 31006 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2022, ISBN 978-92-76-48882-8, doi:10.2760/115376, JRC128415.

Vuorikari, R., Kluzer, S. and Punie, Y., DigComp 2.2: The Digital Competence Framework for Citizens, EUR 31006 EN, Publications Office of the European Union, Luxembourg, 2022, ISBN 978-92-76-48882-8, doi:10.2760/115376, JRC128415


Quay về Mục lục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay5,736
  • Tháng hiện tại179,177
  • Tổng lượt truy cập6,814,043
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây