Các ví dụ và ý tưởng cho các bài tập mở (trang của Đại học British Columbia, Canada)

Thứ hai - 04/11/2024 18:12
Các ví dụ và ý tưởng cho các bài tập mở (trang của Đại học British Columbia, Canada)

Examples and Ideas for Open Assignments

Theo: https://pose.open.ubc.ca/open-education/open-pedagogy/examples-and-ideas-for-open-pedagogy-assignments/

Sư phạm Mở trông như thế nào trong một khóa học?

Trong phần này, chúng tôi đã thu thập một số ví dụ các bài tập và dự án mở ở trong và ngoài UBC. Hãy bắt đầu với video bên dưới mà Janette Bulkan, trợ lý giáo sư về nghiên cứu bản địa ở Khoa Rừng của UBC, mô tả cách cô đã và đang sử dụng một wiki để trao quyền cho sinh viên của cô nhằm tạo lập và chia sẻ các tài nguyên hội thoại:

Video: Đối thoại mở: Sử dụng các trang wiki để nâng cao kiến thức do sinh viên tạo ra

Janette Bulkan, trợ lý giáo sư về nghiên cứu bản địa ở Khoa Rừng của UBC: Sử dụng các trang wiki để nâng cao kiến thức do sinh viên tạo ra

Kịch bản - Thiết kế lại bài tập

Hãy xem xét kịch bản này: Trong khóa học của TS. Chan về khoa học thực phẩm, họ đã hỏi sinh viên để thiết kế các áp phích về các vấn đề liên quan đến các chủ đề cụ thể trong khóa học đó. Ở cuối khóa học, có một phiên trình bày áp phích trong đó các sinh viên có cơ hội trình bày các áp phích của họ ở sảnh lớn tòa nhà của khoa. TS. Chan nhận thấy rằng mặc dù sinh viên bỏ công sức vào việc làm áp phích, nhưng rất ít sinh viên đến lấy áp phích sau buổi học và cô phải tái chế chúng vào cuối học kỳ. Họ muốn thiết kế lại bài tập đó sao cho tác phẩm và các nỗ lực của sinh viên không bị bỏ phí.

  • Các bước hoặc chiến lược nào TS. Chan có thể triển khai để chắc chắn tác phẩm của sinh viên có ý nghĩa và có giá trị vượt ra khỏi khóa học?

Sư phạm Mở ở UBC

Có nhiều ví dụ cụ thể về sư phạm mở ở UBC, chẳng hạn như:

Sinh viên ngành Nghiên cứu Mỹ Latinh tạo lập và chia sẻ các đối tượng học tập dựa trên video cho các lớp học của họ

Trong Giới thiệu về khóa học ngành Nghiên cứu Mỹ Latin của Jon Beasley-Murray, các sinh viên tạo các video về các chủ đề khóa học cụ thể cũng như hàng tuần viết phản hồi của cá nhân trên các blog của họ.

Các sinh viên kỹ thuật tạo ra một sách giáo khoa mở trên trực tuyến

Các sinh viên kỹ thuật của Agnes d’Entremount sử dụng Wiki của UBC để viết một sách giáo khoa mở sẽ gồm rà soát lại tư liệu và các chủ đề khóa học. Sách giáo khoa mở đó sẽ được thiết lập trên một wiki của UBC, và sẽ sẵn sàng cho các sinh viên trong tương lai để sử dụng và xây dựng dựa vào nó.

Sinh viên về Giới tính, Chủng tộc, Tình dục và Công lý Xã hội tạo lập, xuất bản và chia sẻ các tạp chí

Dự án này của Jessi Taylor và Erin Fields thấy sinh viên trong một khóa học về Giới tính, Chủng tộc, Tình dục và Công lý Xã hội - GRJS (Gender, Race, Sexuality and Social Justice) làm việc cùng nhau để tạo ra các tạp chí của riêng họ về các chủ để tự chọn sẽ cho phép sinh viên mang cộng đồng vào trong lớp học. Các tạp chí của sinh viên đã được kết hợp vào trong ngày ‘Triển lãm Tạp chí’ mở và được trình bày trong Thư viện KTNGDMner.

Sinh viên ngành rừng tạo lập các trường hợp điển hình hội thoại mở

Sinh viên trong vài khóa học ngành rừng khác nhau được Janette Bulkan và Fernanda Tomaselli dạy đang tạo ra tài nguyên giáo dục mở có thể được sử dụng khắp trên thế giới. Các tài nguyên đó được tạo ra dựa trên Wiki của UBC và được xuất bản trên trang web Trường hợp Điển hình Mở của UBC, tập hợp các giảng viên và sinh viên từ các ngành khác nhau để viết, soạn sửa, và học hỏi với các trường hợp điển hình là tự do không mất tiền và mở - chúng là sẵn sàng công khai và miễn phí, và chúng được cấp phép để cho phép những người khác sửa lại và sử dụng lại chúng.

Các khóa học khắp UBC để sinh viên phân tích, soạn sửa, và cải tiến Wikipedia

Wikipedia là một trong những nguồn tài nguyên mở được sử dụng nhiều nhất nhưng có có các khoảng trống và thành kiến. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể đóng góp cho nó và sinh viên trong các khóa học của UBC về lịch sử, nghiên cứu về Mỹ Latin, sinh học, khoa học thực phẩm, văn học, khoa học trái đất, sinh thái học, và nhiều hơn nữa đã được giao nhiệm vụ phân tích, tạo lập hoặc soạn sửa các bài viết của Wikipedia. Để có thêm thông tin, xem các tiểu luận của Tina Loo hoặc Jon Beasley-Murray giải thích vì sao họ đã sử dụng Wikipedia trong lớp học.

Sinh viên về vật lý tạo lập các tài nguyên học tập của khóa học

Trong khóa học Vật lý 101 của Simon Bates, sinh viên đã tạo ra các đối tượng học tập ban đầu về khái niệm hoặc chủ đề trong danh sách đọc họ thấy thách thức. Sinh viên đã được khuyến khích sáng tạo, và chọn chủ đề họ quan tâm và chia sẻ tài nguyên của họ trên một blog của khóa học. Để tạo ra một cộng đồng học tập cộng tác, sinh viên được yêu cầu áp dụng một giấy phép Creative Commons cho các đối tượng của họ, nên những người khác có thể truy cập và học hỏi từ các tài nguyên của họ.

Học sinh chuyên ngành cổ điển đang tạo ra một người đọc/sách giáo khoa mở

Các sinh viên của Siobhán McElduff đang tạo ra một người đọc TNGDM về các nhóm bị xã hội kỳ thị ở Rome cổ đại như một phần các bài tập khóa học của họ. Người đọc sẽ tìm thấy các bản dịch gốc và không có bản quyền của các văn bản cổ, cùng với phần giới thiệu, chú giải thuật ngữ, hình ảnh và tài liệu giải thích khác do sinh viên - học giả biên soạn.

Các sinh viên khoa luật phân tích công khai các vấn đề và viết blog

Trong các khóa học về luật của Jon Festinger, các sinh viên được mời phân tích và phản ánh công khai về các vấn đề liên quan đến khóa học của họ như một phần của các điểm tham gia của họ.

Các ví dụ khác ngoài UBC

  • Các sinh viên viết các câu hỏi nhiều lựa chọn: Trong quá trình của từng trong số 10 tuần khi đã không có cuộc thi nào được lên lịch, giảng viên này đã yêu cầu các sinh viên của mình viết các câu hỏi nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, bài tập này cũng đã phục vụ một mục đích thực dụng trong đó một cuốn sách giáo khoa mở họ sử dụng cho khóa học này còn chưa có kho câu hỏi được làm cho sẵn sàng.

  • Các sinh viên tạo lập tài nguyên mở: Giới thiệu bộ não đã được tạo ra bởi các sinh viên Tâm lý học năm thứ nhất, bao gồm gói thông tin giới thiệu cho các sinh viên trung học phổ thông và một hoạt động với các tư liệu in được.

  • Kho bài tập mở: Trang web này có các bài tập mà những người tham gia trong một khóa học mở kỹ thuật số trên trực tuyến về kể chuyện, ds106, hoàn thành như một phần công việc của họ trong khóa học. Thay vì chỉ định các bài tập, từng người phải làm, những người tham gia có thể chọn từ một loạt các bài tập có trên trang web này - tất cả chúng đã được những người tham gia khóa học tạo ra.

  • Các sinh viên viết sách giáo khoa mở: Cuốn sách này được biên soạn hoàn toàn bởi các sinh viên trong buổi hội thảo năm thứ nhất vào mùa thu năm 2016 tại Đại học Plymouth State. Nó đã được tổ chức xoay quanh một tập hợp cốt lõi các thực hành sư phạm mở. Chủ đề cho khóa học từng là “Đây là khóa học của ai?” Các sinh viên đã tạo ra tất cả các kết quả học tập, các bài tập, các chính sách khóa học, và các quy trình chấm điểm.

  • Các sinh viên tạo ra các ứng dụng (apps): Trong một khóa học ở TRU có tên là Thiết kế các Hệ thống Chuyên gia Pháp lý: Các ứng dụng Apps để Tiếp cận Pháp lý, các sinh viên đã làm việc với các tổ chức ‘khách hàng’ phi lợi nhuận để lấy kiến thức và quy tắc pháp lý dưới dạng một chuỗi các cây ra quyết định và chuyển chúng vào ứng dụng.

Danh sách này đã được tùy chỉnh từ module Sư phạm Mở của Mural UDG từ Tannis Morgan. Nó được chia sẻ theo giấy phép Creative Commons Ghi công - Phi thương mại 4.0 (CC BY NC 4.0).

Đào sâu hơn

Để đọc nhiều ví dụ hơn về các bài tập và dự án sư phạm mở, bạn có thể muốn xem Kho ví dụ về các ghi chép Sư phạm Mở.

Các ý tưởng cho sinh viên

Sinh viên cũng có thể chủ động về các dự án mở. Họ có thể biến các bài tập, bài luận, và các công việc học thuật khác thành một tài nguyên giáo dục mở. Ví dụ, nếu bạn là sinh viên, bạn có thể:

  • Cân nhắc áp dụng một giấy phép Creative Commons cho tác phẩm của bạn để làm cho nó chia sẻ được nhiều hơn.

  • Làm cho tác phẩm của bạn dễ dàng tải xuống hoặc tham gia vào việc phối lại.

  • Xuất bản bài luận khóa học của bạn trên một blog hoặc wiki hay một tạp chí mở

  • Nếu bạn chụp ảnh hoặc tạo ra các hình ảnh hoặc các tệp nghe/nhìn khác, đặc biệt nếu bạn làm như vậy trong một khóa học nghiên cứu về chúng, hãy cân nhắc tải chúng lên một nền tảng chia sẻ như flickr mà cho phép bạn cấp phép mở cho chúng.

Việc xuất bản và chia sẻ là phần chính của cuộc sống học thuật và hàn lâm và có nhiều lựa chọn cho sinh viên để xuất bản tác phẩm của họ và có nhiều lựa chọn để xuất bản bao gồm việc tạo một trang web hoặc blog của UBC để đăng bài và chia sẻ tác phẩm của họ, đăng tác phẩm của họ trên kho truy cập mở của cơ sở ở Thư viện UBC, cIRcle.

Suy ngẫm về các Nền tảng Mở

UBC hỗ trợ một số công nghệ giáo dục khác nhau có thể hỗ trợ cho các bài tập sư phạm mở. Hai trong số chúng được sử dụng phổ biến nhất là UBC BlogsUBC Wiki. Vui lòng đọc hướng dẫn giảng dạy sau đây, nó bao gồm các ví dụ về cách để các giảng viên sử dụng các nền tảng đó, và suy ngẫm về các khóa học của riêng bạn:

Bạn có thấy bản thân kết hợp bất kỳ công cụ nào trong số đó vào bài tập của bạn không? Nó có làm cho các bài tập đó “mở” không? Bạn có cần phải làm gì để bắt đầu không? Các câu hỏi nào bạn có thể có và sự hỗ trợ nào bạn có thể cần? Sự hỗ trợ nào các sinh viên của bạn có thể cần?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay9,605
  • Tháng hiện tại40,397
  • Tổng lượt truy cập7,142,709
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây