Phát triển mô hình định giá công bằng cho việc xuất bản học thuật Truy cập Mở

Thứ tư - 01/03/2023 19:02

Áp dụng để thực hiện một nghiên cứu

Developing a globally fair pricing model for Open Access academic publishing

Apply to perform a study

06/02/2023

Theo: https://www.coalition-s.org/developing-a-globally-fair-pricing-model-for-open-access-academic-publishing/

Bài được đưa lên Internet ngày: 06/02/2023

Liên minh S đang tìm cách thu hút các dịch vụ của một nhà tư vấn để khám phá cách xây dựng và triển khai một hệ thống định giá công bằng toàn cầu cho xuất bản học thuật. Quỹ Khoa học châu Âu, nơi quản lý văn phòng của Liên minh S, sẽ trao hợp đồng nhân danh Liên minh S.

Liên minh S đang tham gia với UNESCO, Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC), Sáng kiến 2020 Truy cập Mở (OA2020), Thông tin Thư viện Điện tử (EIFL), Hiệp hội các trường đại học châu Phi, và Châu Âu Khoa học (Science Europe) trong việc tổ chức một loạt các hội thảo về công bằng toàn cầu trong xuất bản Truy cập Mở. Hội thảo đầu tiên trong số đó đã tập trung vào các quan điểm từ châu Âu và châu Phi, và những người tham gia đã xây dựng nhiều đề xuất khác nhau, bao gồm lời kêu gọi áp dụng các thực hành công bằng hơn, bao gồm nhưng không có hạn chế tới việc định giá minh bạch các dịch vụ xuất bản Truy cập Mở dựa vào việc mua sắm tương đương (PPP).

Tiếp theo hội thảo đó, Liên minh S mong muốn thực hiện một nghiên cứu để khám phá cách xây dựng và triển khai một hệ thống định giá công bằng toàn cầu cho xuất bản học thuật. Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác của chúng tôi trong một Hội thảo Công bằng Toàn cầu để đưa điều này tiến lên phía trước.

Mục đích chính của nghiên cứu này là để xác định các cách thức ở đó các độc giả và các nhà sản xuất các xuất bản phẩm học thuật (hoặc các ủy quyền của họ, ấy là các nhà cấp vốn và các trường đại học nghiên cứu, có thể đóng góp tài chính nhằm hỗ trợ cho các dịch vụ xuất bản học thuật được các cộng đồng nghiên cứu của họ định giá như một chức năng của phương tiện của họ theo một cách thức công bằng và bền vững toàn cầu.

Từ thuê bao trả tiền sang nhà sản xuất trả tiền

Osman & Rooryck (2022) đã quan sát thấy, sự chuyển đổi của việc xuất bản học thuật từ mô hình thuê bao sang Truy cập Mở làm dịch chuyển các thanh toán đối với các dịch vụ xuất bản từ các độc giả sang các nhà sản xuất tri thức. Dù sự chuyển đổi này làm cho các xuất bản phẩm truy cập được tới các độc giả toàn cầu, nhiều tác giả và cơ sở khắp trên thế giới không có quyền truy cập tới việc xuất bản trên các tạp chí mà họ không thể kham nổi giá thành của chúng.

Bất bình đẳng

Các thực hành định giá hiện hành trong các mô hình xuất bản truy cập mở nơi mà các chi phí được sinh ra bởi các nhà sản xuất tri thức - các tác giả, các nhà cấp vốn, hoặc các trường đại học - hiện không phục vụ cho sự công bằng khu vực và toàn cầu, vì chúng không phản ánh các tiêu chuẩn công bằng như sức mua của địa phương.

Ví dụ, các khoản phí xử lý bài báo - APCs (Acticle Processing Charges) được thanh toán cho các bài báo Truy cập Mở được định giá ở mức ngang bằng nhau cho các khách hàng, bất kể vị trí địa lý của họ, không giống như các sản phẩm và các dịch vụ khác với tầm với toàn cầu mà thường được định giá như một chức năng của sức mua của địa phương. Các sản phẩm và dịch vụ toàn cầu có xu hướng có xu hướng có chi phí những gì thị trường địa phương có thể chịu được. Còn chưa rõ vì sao các thanh toán cho các dịch vụ xuất bản truy cập mở lại chưa như vậy.

Phải thừa nhận rằng, một số nhà nghiên cứu phải đối mặt với các khoản thanh toán APC có thể đủ điều kiện để được miễn trừ, nhưng không có cách nào được thống nhất trên toàn cầu để các nhà xuất bản xử lý việc miễn trừ. Hơn nữa, họ được coi là bảo trợ bề trên và tân thực dân. Chúng là một cơ chế vào hoặc ra do các nhà xuất bản đơn phương kiểm soát và không kham được cho bất kỳ người nhận nào. Tóm lại, hệ thống hiện hành không đáp ứng các chi phí của xuất bản học thuật vừa là bất bình đẳng ở mức khu vực và toàn cầu.

Thanh toán công bằng toàn cầu cho việc xuất bản học thuật

Các nhà cấp vốn của Liên minh S cam kết về các khoản phí truy cập mở công bằng và minh bạch và khuyến khích sự đa dạng các mô hình kinh doanh truy cập mở (Nguyên tắc 5 của Kế hoạch S). Có nhu cầu chuyển đổi sang một hệ thống thanh toán được đồng thuận toàn cầu cho các dịch vụ xuất bản học thuật là công bằng, không thiên vị, và minh bạch.

Nên là công bằng trong việc đảm bảo thanh toán giá thành hợp lý cho các dịch vụ được xác định rõ ràng. Nên là không thiên vị bằng việc tính tới tỷ lệ các độc giả và các tác giả cũng như sức mua ở địa phương của họ cho bất kỳ quốc gia hay cơ sở có đóng góp nào. Nên là minh bạch trong việc làm rõ các tiêu chí đưa vào trong việc định giá đặc thù.

Mục đích của nghiên cứu cho đấu thầu là để khai phá việc định giá và phân bổ các chi phí xuất bản học thuật hiện hành và khai phá các mô hình định giá lựa chọn thay thế là công bằng và minh bạch và xúc tác cho sự tham gia toàn cầu và phân bổ chi phí công bằng toàn cầu. Cân nhắc đặc biệt là cần thiết cho mô hình Mua sắm Tương đương (PPP) mà Osman & Rooryck (2022) đã gợi ý như một mô hình tiềm tàng cho việc xây dựng một mô hình định giá công bằng cho việc xuất bản học thuật.

Đáp lại lời kêu gọi

Bản phác thảo các nhiệm vụ chính, sản phẩm bàn giao và ngân sách hiện có, cùng với mẫu đơn đăng ký có sẵn tại đây. Những người muốn đăng ký tư vấn này nên gửi mẫu đã hoàn thành (Phụ lục A) tới npappleroy@esf.org không muộn hơn Thứ hai, ngày 13 tháng 3 năm 2023, lúc 09:00 GMT.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập208
  • Máy chủ tìm kiếm178
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay7,489
  • Tháng hiện tại230,112
  • Tổng lượt truy cập5,324,514
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây