Rủi ro, quyền riêng tư & quyền sở hữu (Trang của Đại học British Columbia, Canada)

Chủ nhật - 03/11/2024 18:10
Rủi ro, quyền riêng tư & quyền sở hữu (Trang của Đại học British Columbia, Canada)

Risk, Privacy & Ownership

Theo: https://pose.open.ubc.ca/open-education/open-pedagogy/student-considerations/

Khi chúng tôi yêu cầu sinh viên làm việc trong môi trường mở, chúng tôi đang hỏi họ làm gì? Các bài tập sư phạm mở có thể thu hút sinh viên tham gia với các cộng đồng khác với các đồng nghiệp của họ trong một lớp học, mở ra các ý tưởng của họ để được công chúng soi xét kỹ, và tạo ra và giao tiếp theo một cách thức mới. Khi sinh viên xuất bản mở bài của họ thông qua các nền tảng trên trực tuyến như blog, wiki, sách giáo khoa mở, phương tiện truyền thông xã hội, v.v., họ không nhất thiết sử dụng định dạng hoặc các kỹ năng tương tự như khi họ viết một tài liệu nghiên cứu hoặc bài luận có tính thuyết phục; thay vào đó họ đang áp dụng các chiến lược mới với thông tin và kiến thức họ phải sản xuất điều gì đó mọi người sẽ sử dụng.

Làm việc trong môi trường mở và mở ra công việc của chúng ta cho công chúng có thể là đáng sợ đối với hầu hết tất cả chúng ta nhưng làm như vậy thường có nghĩa điều đó thúc đẩy chúng ta tới một tiêu chuẩn công việc cao hơn. Tuy nhiên, khi yêu cầu sinh viên làm việc trong môi trường mở, có vài cân nhắc phải ghi nhớ trong đầu.

Rủi ro

“Rủi ro luôn hiện hữu với sư phạm mở, từ các nền tảng chúng ta sử dụng để khai thác và thương mại hóa lao động trí óc và dấu vết kỹ thuật số của chúng ta mà chúng ta yêu cầu sinh viên để lại trong khóa học đối với giáo dục của họ, cho tới việc chia sẻ mở các ý tưởng và thực hành còn chưa được trau chuốt khiến chúng ta bị phơi lộ và mở ra cho phê bình và phán xét. Sư phạm mở liên quan đến những lỗ hổng và rủi ro không được phân bổ đồng đều và không nên bị bỏ qua hoặc coi nhẹ. Các rủi ro đó là cao hơn đáng kể đối với phụ nữ, sinh viên và học giả da màu, giảng viên không ổn định và nhiều nhóm và tiếng nói khác bị giới hàn lâm gạt ra ngoài lề.” - theo 5Rs cho Sư phạm Mở của TS. Rajiv Jhangiani.

Học tập bao gồm việc chấp nhận rủi ro. Khi sinh viên chia sẻ mở công việc của họ, họ đang đóng góp cho việc xây dựng và chia sẻ kiến thức và họ đang mở ra công việc của họ cho công chúng soi xét. Khi bạn quen với việc học tập và tạo lập đằng sau các bức tường của lớp học và chỉ với sự soi xét của giáo sư của bạn, thì việc làm việc trong môi trường mở có thể vừa đáng sợ và vừa cực kỳ bổ ích. Sinh viên sẽ muốn biết:

  • Công việc của họ có thể được những người khác đánh giá như thế nào?

  • Bổn phận của họ là gì về bản quyền và trích dẫn đúng cách công việc của những người khác?

  • Họ có thể cấp phép cho tác phẩm của họ như thế nào (với một giấy phép mở) để cho phép những người khác sử dụng lại và xây dựng dựa trên tác phẩm của họ - cùng lúc thừa nhận ghi công cho họ như là tác giả gốc?

Khi chia sẻ nội dung bên ngoài lớp học truyền thống, những người khác nhau có các mức độ thoải mái và rủi ro khác nhau và làm như vậy có thể đòi hỏi phải vật lộn với các vấn đề về lòng tin, quyền riêng tư và quyền sở hữu. Internet mở thường có thể là nơi độc hại và sinh viên cũng có thể có các câu hỏi chẳng hạn như:

  • Tôi có thẩm quyền gì khi quyết định làm việc trong môi trường mở?

  • Ai sẽ xem tác phẩm của tôi?

  • Vì sao tác phẩm của tôi có thể có giá trị cho bất kỳ ai?

  • Làm việc trong môi trường mở giúp tôi học hỏi những gì tôi cần cho khóa học này như thế nào?

  • Sự kiểm soát nào tôi sẽ có đối với tác phẩm của tôi?

  • Tôi có sự hỗ trợ nào?

  • Tiếng nói của ai bị gạt ra bên lề trong môi trường mở hoặc không gian trên trực tuyến và điều đó sẽ tác động tới tôi như thế nào?

  • Nếu tôi đang sử dụng các dạng công nghệ mới, ai sở hữu dữ liệu của tôi?

Việc trả lời trực tiếp các câu hỏi như vậy, ngay cả việc xây dựng chúng trong các thảo luận của khóa học, có thể giúp sinh viên hiểu vì sao họ đang được yêu cầu làm việc trong môi trường mở cũng như giúp xây dựng sự gắn bó và hỗ trợ của họ để làm như vậy. Bạn cũng có thể muốn cung cấp tài nguyên cho sinh viên, chẳng hạn như dự án Hình xăm Kỹ thuật số, điều có thể giúp họ đưa ra một quyết định sáng suốt về sự hiện diện kỹ thuật số của họ. Nếu bạn đang yêu cầu sinh viên tạo ra một tác phẩm có thể được coi là nội dung nhạy cảm, bạn cũng có thể muốn khuyến nghị sinh viên đọc sách hướng dẫn Chia sẻ Nội dung Nhạy cảm trên Trực tuyến từ dự án Hình xăm Kỹ thuật số.

Đào sâu hơn

Để biết nhiều hơn cách sư phạm mở có thể gây ra rủi ro và các cách thức giải quyết chúng trong thực tế, hãy xem các tài liệu sau:

Quyền riêng tư

Nếu có một quy tắc vàng cho sư phạm mở, thì đó là việc sinh viên không bao giờ nên được yêu cầu hoặc ép buộc phải từ bỏ bất kỳ quyền riêng tư nào của mình để hoàn thành bài tập. Khi tạo ra một bài tập mở, luôn là tốt để cung cấp cho sinh viên các lựa chọn về cách để họ có thể hoàn thành hoặc chia sẻ bài tập của họ, chẳng hạn như:

  • Xuất bản với một bút danh

  • Xuất bản theo cách mà chỉ những người khác trong lớp đó mới có thể nhìn thấy tác phẩm của họ

  • Chỉ gửi cho giảng viên hoặc trợ lý giảng viên

Việc xây dựng các lựa chọn như vậy trực tiếp trong một bài tập trao cho sinh viên thẩm quyền và sự kiểm soát đối với bài tập của họ.

Ngoài ra, cũng quan trọng để nhận biết và tuân thủ với bất kỳ quy định nào liên quan đến quyền riêng tư, chẳng hạn như Luật Tự do Thông tin và Bảo vệ Quyền riêng tư - BC FIPPA (Freedom of Information and Protection of Privacy Act), về việc nhận dạng thông tin đối với sinh viên. Ví dụ, FIPPA yêu cầu rằng thông tin của sinh viên chỉ được lưu trữ ở Canada và chỉ được truy cập ở Canada, điều có thể tác động tới việc sử dụng các công cụ hoặc nền tảng của bên thứ 3 để lưu trữ thông tin bên ngoài Canada. Sinh viên vì thế không bao giờ có thể bị yêu cầu phải sử dụng các công cụ như vậy nhưng có thể đồng ý để làm thế. Theo tờ tin này từ văn phòng Hội đồng Trường Đại học về việc tiết lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài Canada, tại UBC, đồng ý cho các công cụ dựa vào đám mây có thể được sử dụng theo các điều kiện sau:

  • Trong mô tả khóa học, hoặc trong thông cáo bằng văn bản gửi tới sinh viên, mô tả dịch vụ và thông tin dựa vào đám mây mà nó sẽ lưu trữ hoặc truy cập, và giải thích rằng nếu các sinh viên chọn không đồng ý thì họ phải gặp giảng viên để dàn xếp lựa chọn thay thế; và

  • Thực hiện dàn xếp lựa chọn thay thế cho các sinh viên nào từ không đồng ý, chẳng hạn như cho phép họ đăng nhập dịch vụ đó bằng việc sử dụng tên giả và địa chỉ thư điện tử không xác định danh tính.

Quyền sở hữu

Nhiều dự án sư phạm mở yêu cầu sinh viên tạo lập TNGDM bằng việc thêm một giấy phép Creative Commons vào tác phẩm của họ. Tuy nhiên, sinh viên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm của riêng họ, và nên có sự lựa chọn có hay không chia sẻ hoặc xuất bản nó với một giấy phép mở. Hãy nói với sinh viên về giá trị của TNGDM và vì sao bạn đang yêu cầu họ xuất bản mở tác phẩm của họ. Hãy chắc chắn họ biết về các lựa chọn khác nhau họ có về quyền riêng tư và về việc chọn một giấy phép.

Nếu bạn đang xuất bản tác phẩm của sinh viên lên một trang web mở, hãy hỏi sự cho phép của sinh viên về việc họ muốn tác phẩm của họ được đăng công khai trong bao lâu. Một số người có thể không bận tâm khi bài viết được đăng vô thời hạn, nhưng một số khác lại muốn gỡ bài viết xuống ngay khi lớp học kết thúc. Ít nhất, hãy cho họ biết rằng nếu sau này họ quyết định muốn gỡ bài xuống, họ có thể liên hệ với bạn.

Kiểm tra kiến thức của bạn

Như một phần khóa học tôi giảng dạy, tôi yêu cầu các sinh viên của mình tạo các đồ họa thông tin (Inforgraphics). Miễn là tôi không đăng chúng công khai, là OK đối với tôi để giữ lại những tấm gương tốt và xấu về tác phẩm của các sinh viên trước đó để chia sẻ chúng với lớp học hiện hành của tôi.

○ Đúng ○ Sai

Kiểm tra


 

Đào sâu thêm

Để biết thêm về quyền riêng tư của sinh viên tại UBC: bạn có thể muốn xem các tài nguyên sau đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay5,148
  • Tháng hiện tại73,687
  • Tổng lượt truy cập6,708,553
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây