1.1 Câu chuyện của Creative Commons

Thứ hai - 11/03/2024 16:36
1.1 Câu chuyện của Creative Commons

1.1 The Story of Creative Commons

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/1-1-the-story-of-creative-commons/

Để hiểu một tập hợp các giấy phép bản quyền có thể truyền cảm hứng như thế nào cho một phong trào toàn cầu, bạn cần biết một chút về gốc gác của Creative Commons.

Kết quả học tập

  • Kể lại câu chuyện vì sao Creative Commons đã được thành lập

  • Xác định vai trò của luật bản quyền trong tạo lập Creative Commons

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Đâu từng là các lý do pháp lý và văn hóa cho việc thành lập Creative Commons? Vì sao CC đã phát triển thành một phong trào toàn cầu?

Những người sáng lập CC đã nhận ra sự không phù hợp giữa những gì công nghệ cho phép và những gì bản quyền hạn chế, và họ đã cung cấp một cách tiếp cận lựa chọn thay thế cho những người sáng tạo nào muốn chia sẻ tác phẩm của mình. Ngày nay cách tiếp cận này được hàng triệu người sáng tạo sử dụng khắp trên thế giới.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Lần đầu tiên bạn đã học về Creative Commons khi nào? Hãy suy nghĩ về cách bạn trình bày rõ ràng CC là gì với một người chưa bao giờ nghe nói về nó. Để hiểu đầy đủ về tổ chức này, cần bắt đầu với một chút lịch sử.

Có được kiến thức cơ bản

Câu chuyện của Creative Commons bắt đầu với bản quyền. Bạn sẽ học được nhiều hơn về bản quyền sau này trong khóa học, nhưng tới lúc này là để để biết rằng bản quyền là một lĩnh vực của luật mà điều chỉnh cách thức vài sản phẩm của sự sáng tạo của con người - chẳng hạn như các cuốn sách, các bài báo nghiên cứu học thuật, âm nhạc, và nghệ thuật - được sử dụng. Bản quyền trao một tập hợp các quyền độc quyền cho người sáng tạo, sao cho người sáng tạo có khả năng ngăn cản những người khác khỏi việc sao chép và tùy chỉnh tác phẩm của mình trong một khoảng thời gian có giới hạn. Nói một cách khác, luật bản quyền nghiệm ngặt điều chỉnh việc ai được phép sao chép và chia sẻ với những ai khác.

Internet đã trao cho chúng ta cơ hội để truy cập, chia sẻ, và cộng tác trong các sáng tạo của con người (tất cả được điều hành bởi bản quyền) ở một mức độ chưa từng có. Các khả năng chia sẻ có thể thực hiện được bằng công nghệ kỹ thuật số đang gặp khó khăn với các hạn chế chia sẻ có trong các luật bản quyền khắp trên thế giới.

Creative Commons đã được tạo ra để giúp giải quyết khó khăn giữa khả năng để chia sẻ các tác phẩm kỹ thuật số của người sáng tạo trên toàn cầu và qui định bản quyền. Câu chuyện bắt đầu với một mẩu cụ thể của pháp luật bản quyền ở nước Mỹ. Nó đã được gọi là Bộ Luật Mở rộng Thời hạn Bản quyền Sonny Bono - CTEA (Sonny Bono Copyright Term Extension Act), và nó đã được ban hành vào năm 1998. Nó đã mở rộng thời hạn bản quyền cho mọi tác phẩm ở nước Mỹ - thậm chí các tác phẩm có bản quyền rồi - thêm 20 năm, nên thời hạn bản quyền cho suốt cuộc đời của một cá nhân người sáng tạo cộng thêm 70 năm[1]. (Động thái này đặt ra thời hạn bản quyền của nước Mỹ phù hợp với một vài quốc gia khác, dù nhiều quốc gia vẫn duy trì ở 50 năm sau khi người sáng tạo chết cho tới nay).

Sự thật thú vị: CTEA thường được gọi là Đạo luật bảo vệ chuột Mickey vì phần mở rộng được đưa ra ngay trước khi bộ phim hoạt hình gốc về chuột Mickey, Steamboat Willie, rơi vào phạm vi công cộng.

Larry Lessig trình bày tại #ccsummit2011”. Ảnh của DTKindler. CC BY 2.0 Không khả chuyển

Giáo sư Luật của Stanford, Lawrence Lessig, đã tin tưởng luật mới này là vi hiến. Thời hạn bản quyền đã liên tục được mở rộng qua các năm. Sự kết thúc thời hạn bản quyền là quan trọng - nó đánh dấu thời điểm tác phẩm chuyển vào phạm vi công cộng cho bất kỳ ai sử dụng vì bất kỳ mục đích gì mà không cần sự cho phép. Đây là phần rất quan trọng trong phương trình của hệ thống bản quyền: các điều khoản bản quyền có giới hạn đảm bảo rằng các tác phẩm có bản quyền cuối cùng sẽ chuyển vào phạm vi công cộng và do đó ra nhập vào kho kiến thức và tính sáng tạo mà từ đó tất cả chúng ta có thể tự do không mất tiền rút ra để tạo lập các tác phẩm mới.

Một phần của luật mới này mở rộng bảo vệ bản quyền đối với các tác phẩm hiện có cũng là khó để phù hợp với mục tích của bản quyền như nó được viết trong Hiến pháp của nước Mỹ - để tạo ra ưu đãi cho các tác giả để chia sẻ các tác phẩm của họ bằng việc trao cho họ sự độc quyền có giới hạn đối với họ. Làm thế nào luật đó có thể ưu đãi hơn nữa cho sự sáng tạo của các tác phẩm đã tồn tại rồi?




Lessig đã đại diện cho một nhà xuất bản web, Eric Eldred, bên đã có sự nghiệp làm cho các tác phẩm là sẵn sàng khi chúng được chuyển vào phạm vi công cộng. Cùng nhau, họ đã thách thức tính hợp hiến của Bộ luật đó. Vụ kiện, được gọi là Eldred v. Ashcroft, đã đi đến tận Tòa án Tối cao Mỹ. Eldred đã thua.

Nhập môn: Creative Commons!

Được truyền cảm hứng bởi giá trị mục tiêu của Eldred để làm cho nhiều tác phẩm sáng tạo hơn sẵn sàng tự do không mất tiền trên Internet, và đáp lại cộng đồng những người viết blog ngày càng phát triển, những người đã viết, phối lại và chia sẻ nội dung, Lessig và những người khác đã đi đến một ý tưởng. Họ đã tạo ra một tổ chức phi lợi nhuận gọi là Creative Commons và, vào năm 2002, đã xuất bản các giấy phép Creative Commons - một tập hợp các giấy phép tự do không mất tiền, công khai, cho phép các nhà sáng tạo giữ lại bản quyền của họ trong khi chia sẻ các tác phẩm của họ theo các điều khoản linh hoạt hơn so với mặc định “giữ lại tất cả các quyền” (All Rights Reserved). Ý tưởng đằng sau việc cấp phép mở CC từng là để tạo ra một cách thức dễ dàng cho các nhà sáng tạo nào muốn chia sẻ các tác phẩm của họ theo các cách thức nhất quán với luật bản quyền.

Ngay từ đầu, các giấy phép Creative Commons đã có ý định để các nhà sáng tạo khắp trên thế giới sử dụng. Những người sáng lập CC ban đầu đã được truyền cảm hứng bới một mẩu pháp luật bản quyền của nước Mỹ, nhưng các luật bản quyền hạn chế tương tự trên khắp thế giới đã hạn chế cách sử dụng văn hóa chia sẻ và kiến thức tập thể của chúng ta, ngay cả khi các công nghệ kỹ thuật số và Internet đã mở ra những cách thức mới để mọi người tham gia vào quá trình sản xuất văn hóa và tri thức.

Xem video ngắn này, Văn hóa Chia sẻ, để có ý thức về tầm nhìn đằng sau Creative Commons.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=HQqZU8G7bAo

Jesse Dylan. CC BY-NC-SA

Kể từ khi Creative Commons đã được thành lập, nhiều điều đã thay đổi theo cách mà mọi người chia sẻ và cách thức Internet hoạt động. Ở nhiều nơi trên thế giới, những hạn chế về sử dụng các tác phẩm sáng tạo đã tiến hóa và gia tăng. Tuy nhiên, việc chia sẻ và phối lại là chuẩn mực trên trực tuyến. Hãy nghĩ về bản kết hợp video yêu thích của bạn hoặc thậm chí những bức ảnh mà bạn bè của bạn đã đăng trên mạng xã hội vào tuần trước. Đôi khi dạng chia sẻ và phối lại này xảy ra với sự vi phạm luật bản quyền, và đôi khi chúng xảy ra bên trong các mạng phương tiện xã hội mà không cho phép các tác phẩm đó được chia sẻ đối với các phần khác của web.

Trong các lĩnh vực như xuất bản sách giáo khoa, nghiên cứu học thuật, phim tài liệu, và nhiều hơn nữa, các quy định bản quyền hạn chế tiếp tục cấm đoán sự sáng tạo, quyền truy cập, và phối lại. Các công cụ CC giúp giải quyết vấn đề này. Các giấy phép Creative Commons được sử dụng trong khoảng 2,5 tỷ tác phẩm trên trực tuyến khắp 9 triệu website. Cuộc thử nghiệm lớn bắt đầu khoảng 20 năm trước đã thành công, bao gồm cả theo các cách thức mà những người sáng lập CC không thể tưởng tượng được. Bạn có thể khám phá các sự kiện chính từ lịch sử năng động của CC trên dòng thời gian tương tác của chúng tôi.

Trong khi các giấy phép bản quyền mở tùy chỉnh khác đã được phát triển trước đây nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng giấy phép Creative Commons vì chúng cập nhật, sử dụng miễn phí và đã được các chính phủ, tổ chức và cá nhân áp dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn toàn cầu cho các giấy phép bản quyền mở[2].

Ở phần tiếp sau, bạn sẽ học được nhiều hơn về Creative Commons ngày nay trông giống cái gì - các giấy phép, tổ chức, và phong trào này.

Các lưu ý cuối cùng

Bản chất của các công nghệ kỹ thuật số hiện đại, đặc biệt là các công nghệ kết nối mạng, là sao chép và phân phối rộng rãi các tác phẩm sáng tạo. Nhưng các luật bản quyền không thích nghi được đầy đủ với thực tế mới này nơi mà chúng ta đang sống và chia sẻ nội dung. Creative Commons đã được thành lập để giúp chúng ta nhận ra được tiềm năng đầy đủ của Internet bằng việc trao cho các nhà sáng tạo sự kiểm soát nhiều hơn về cách làm thế nào để họ chia sẻ và sử dụng hợp pháp các tác phẩm sáng tạo.

  1. Lưu ý: các tác phẩm thuộc quyền tác giả của các tập đoàn có các điều khoản bảo vệ bản quyền khác nhau: ở Mỹ, thời hạn này thường là 95 năm kể từ khi xuất bản hoặc 120 năm kể từ khi sáng tạo, tùy điều kiện nào kết thúc trước.

  2. Có nhiều giấy phép mở khác không được CC viết mà chúng là phù hợp với xuất bản mở, nhưng vài giấy phép có những hạn chế nặng nề về sử dụng lại, áp đặt các yêu cầu hoặc rủi ro không phù hợp. Luôn được khuyến cáo làm quen với văn bản của một giấy phép, đặc biệt những hạn chế và các yêu cầu về sử dụng lại, trước khi sử dụng tài liệu được cấp phép.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

-----------------------------------------------------------------------

Về bài trước ………. Bài tiếp theo ………. Về mục lục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay10,158
  • Tháng hiện tại61,076
  • Tổng lượt truy cập7,163,388
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây