Biện hộ cho các khung pháp lý bản quyền thân thiện hơn với Tài nguyên Giáo dục Mở

Thứ tư - 28/06/2023 19:14
Biện hộ cho các khung pháp lý bản quyền thân thiện hơn với Tài nguyên Giáo dục Mở

Advocating for more OER-friendly copyright regulatory frameworks

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/advocating-more-oer-friendly-copyright-regulatory-frameworks

UNESCO

4 October 2021; Last update: 20 April 2023

Bài được đưa lên Internet ngày: 04/10/2021; Cập nhật mới nhất: 20/04/2023

Tầm quan trọng của việc khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) để tăng cường quyền truy cập tới thông tin đã được nêu bật trong Webinar của Liên minh Năng động OER (OER Dynamic Coalition Webinar) được tổ chức ngày 29/09/2021 trong bối cảnh kỷ niệm Ngày Quốc tế Truy cập Phổ cập tới Thông tin 2021. Năm nay, chủ đề của Ngày này là “Quyền được biết - Xây dựng Lại Tốt hơn với Quyền truy cập tới thông tin”

Tôi tin tưởng vững chắc rằng khủng hoảng đại dịch - và những gì nhiều hệ thống giáo dục đã trải qua - sẽ cung cấp các cơ hội cho các quốc gia để suy nghĩ nghiêm túc về cách tiếp cận có hệ thống hơn tới giáo dục, tính mở và sự phát triển thực sự của Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) trong nhiều ngôn ngữ, và bối cảnh văn hóa.”

Dirk Van Damme, Chủ sở hữu của DVD EduConsult, cựu giám đốc của CERI, OECD

Webinar đã thảo luận các câu hỏi chính sau đây:

  • Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO cải thiện hợp tác quốc tế về quyền truy cập phổ cập tới thông tin như thế nào?

  • Điều gì cần phải làm để hỗ trợ cho sự phát triển và cải thiện khung pháp lý và quy định về bản quyền và các chính sách để phát triển OER?

  • Các ví dụ về các thực hành, thách thức và giải pháp tốt nào nơi OER đã hỗ trợ quyền tiếp cận thông tin và xây dựng Xã hội Tri thức hòa nhập toàn diện?

Cùng với các chủ đề phụ của lễ kỷ niệm về việc thúc đẩy các luật về quyền tiếp cận tới thông tin và triển khai của chúng để xây dựng lại sự phục hồi và nêu bật tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tiếp cận tới thông tin, webinar đã khám phá các quan điểm về các khung pháp lý có liên quan tới bản quyền cho các tư liệu giáo dục.

Về khía cạnh cải thiện hợp tác quốc tế về quyền truy cập phổ cập tới thông tin, Dirk Van Damme, Chủ sở hữu của DVD EduConsult, cựu giám đốc của CERI (OECD), đã nhấn mạnh rằng Khuyến nghị OER của UNESCO là công cụ quan trọng và mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế và hợp tác quốc tế với giá trị chính trị và biểu tượng cao. TS. Van Damme đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các khung pháp lý mức hệ thống để hỗ trợ cho triển khai Khuyến nghị.

Maja Bogataj Jançiç, Nhà sáng lập và Lãnh đạo Viện Sở hữu Trí tuệ và Giám đốc Pháp lý của Creative Commons Slovenia, đã đưa ra các kết quả nghiên cứu về Giáo dục từ xa trong đại dịch - Quan điểm của các Giảng viên được tiến hành ở 7 quốc gia. Nghiên cứu này đã cung cấp sự thấu hiểu để hỗ trợ phát triển và cải thiện khung pháp lý và quy định về bản quyền và các chính sách để phát triển OER. Nó cũng hé lộ rằng ở châu Âu, nơi tính kết nối và các luật bản quyền là thỏa đáng, các giảng viên đã có khả năng sử dụng OER trong quá trình đại dịch. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nội dung được các giảng viên sử dụng chủ yếu mang tính chất phi thương mại, hoặc thậm chí là do đồng nghiệp sản xuất.

Carolina Botero, Giám đốc điều hành của tổ chức các quyền số xã hội dân sự Colombia, Quỹ Karisma, đã nêu bật rằng các khía cạnh khác nhau của phân cách số xoay quanh cả quyền truy cập tới Internet và các kỹ năng số. Ngoài khả năng kết nối, tầm quan trọng của các khung pháp lý hỗ trợ cho ‘tính mở’ đã được nhấn mạnh. TS. Botero cũng đã nêu bật rằng các điều khoản bản quyền theo Khuyến nghị của UNESCO là quan trọng vì chúng cho phép OER được bản địa hóa để phục vụ tốt hơn cho các nhu cầu giáo dục.

Để kết luận, những người tham gia đã nhấn mạnh nhu cầu về một hệ thống bản quyền cân bằng cho tài nguyên giáo dục, nơi việc cấp phép mở và các ngoại lệ bản quyền cho các tài nguyên giáo dục sẽ hiện diện để hỗ trợ cho quyền truy cập tới kiến thức và việc học tập.

Nền tảng

Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO là công cụ chuẩn mực duy nhất trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Nó xác định 5 lĩnh vực hành động:

  1. xây dựng năng lực tạo lập, truy cập, sử dụng lại, tùy chỉnh & phân phối lại OER.

  2. chính sách hỗ trợ.

  3. quyền truy cập toàn diện và công bằng tới OER chất lượng.

  4. các mô hình bền vững cho OER; và

  5. hợp tác quốc tế.

Liên minh Năng động OER đã được thành lập theo sau sự phê chuẩn Khuyến nghị OER của UNESCO bởi các quốc gia thành viên tại phiên 40 Hội nghị Toàn thể của UNESCO vào tháng 11/2019. Mục tiêu của Liên minh Năng động OER là hỗ trợ các chính phủ trong triển khai Khuyến nghị OER bằng việc thúc đẩy và tăng cương hợp tác quốc tế và khu vực giữa tất cả các bên liên quan trong 4 lĩnh vực đầu của Khuyến nghị OER của UNESCO.

Các đường liên kết hữu ích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay10,386
  • Tháng hiện tại312,082
  • Tổng lượt truy cập5,406,484
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây