Chuẩn bị phòng máy tính và cài đặt phần mềm cho khóa thực hành khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) - cập nhật tháng 01/2023

Thứ tư - 18/01/2023 18:56
Chuẩn bị phòng máy tính và cài đặt phần mềm cho khóa thực hành khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) - cập nhật tháng 01/2023

Dưới đây là gợi ý chuẩn bị phòng máy tính và cài đặt phần mềm cho khóa tập huấn khai thác tài nguyên giáo dục mở:

A. Cấu hình máy tính

  • Máy tính càng mới càng tốt, càng mạnh càng tốt, tối thiểu:

    • 2 GHz dual core processor;

    • 4GB RAM dành cho Ubuntu để xuất được video (8GB RAM sẽ tốt hơn);

    • 25 GB đĩa cứng (đĩa SSD sẽ tốt hơn);

    • VGA capable of 1024x768 screen resolution;

  • Máy tính có sound card và tai nghe thì tốt, để học viên nghe được audio, video. Gợi ý học viên mang theo tai nghe của điện thoại smartphone để có thể nghe được âm thanh. Nếu phòng máy có bộ tai nghe và micro đi kèm thì càng tốt.

  • Khuyến cáo: không nên cài Ubuntu trên máy ảo VMWare vì lượng RAM của máy tính sẽ bị chia đôi;


B. Các phần mềm cần cài đặt

Danh sách tất cả các phần mềm cần cài đặt như trên Hình 1 bên dưới.

Hình 1. Danh sách tất cả các phần mềm cần cài đặt


B1. Hệ điều hành Ubuntu Desktop 22.04 LTS, bản 64 bit.

  • Cập nhật cho hệ điều hành Ubuntu Desktop 22.04 LTS ngay sau khi cài đặt nó xong bằng việc nhấn vào biểu tượng Show Applications (biểu tượng nằm ở dưới cùng của thanh công cụ bên trái màn hình Ubuntu) rồi gõ từ ‘Updater ’ với một ký tự trống sau từ đó. Bạn sẽ thấy biểu tượng Software Updater hiện ra như trên Hình 2. Hãy nhấn vào biểu tượng đó để chạy lệnh Update.

Hình 2. Biểu tượng Software Updater hiện ra khi gõ cụm từ tìm kiếm đó

Lưu ý: Phải có kết nối Internet khi chạy lệnh Update. Bạn nên chạy lệnh này ngay sau khi cài đặt xong hệ điều hành để có thể cài đặt tiếp các ứng dụng và các trình bổ sung Add-ons được trơn tru.


B2. Bộ gõ tiếng Việt cho Ubuntu Desktop 22.04 LTS

Lưu ý: Thực tế, cài bộ gõ tiếng Việt là qua 2 lệnh và vài thao tác sau đây:

  • sudo apt-get install ibus-unikey

  • ibus restart

  • Nhấn biểu tượng Settings/ chọn KeyBoard/ nhấn vào dấu + trong vùng Input Source; chọn Vietnamese (Unikey) (iBus) / nhấn núm Add là xong.

 

B3. Cài đặt các phần mềm ứng dụng: Kazam, VokoscreeNG, Audacity, OpenShot, Atril Document Viewer và FBReader (hoặc E-book Reader)

Việc cài đặt 7 phần mềm ứng dụng được nêu ở đây được tiến hành theo các bước tương tự như nhau. Vì thế ở đây chỉ chọn một ứng dụng Kazam để làm ví dụ cài đặt. Các bước gồm:

  • Nhấn vào biểu tượng Ubuntu Software - hình chiếc cặp màu vàng da cam có chữ A màu trắng bên trong, nằm trên thanh công cụ ở bên trái màn hình Ubuntu - để mở ra cửa sổ Ubuntu Software. Hãy nhấn vào biểu tượng tìm kiếm như Hình 3.

Hình 3. Nhấn vào biểu tượng tìm kiếm trong cửa sổ Ubuntu Software

  • Tìm kiếm phần mềm cần cài đặt bằng cách gõ tên nó vào trường tìm kiếm của cửa sổ màn hình Ubuntu Software, ví dụ ta gõ tên phần mềm Kazam như trên Hình 3 rồi nhấn phím Enter. Màn hình kết quả với ứng dụng Kazam hiện ra như trên Hình 4. Nhấn núm Install để cài đặt.

Hình 4. Kết quả tìm kiếm phần mềm ứng dụng Kazam

  • Bằng cách tương tự, hãy cài đặt các phần mềm ứng dụng khác như VokoscreeNG, Audacity, OpenShot, Atril Document Viewer FBReader.

Lưu ý 1: Đối với Audacity, có thể nên tải xuống từ link sau:
https://www.dropbox.com/scl/fi/jeffg0mjvrxn3tybky2m9/audacity_2.4.2-dfsg0-5_amd64.deb?rlkey=ayqz2cywayhyafl5i2ayjs3n4&dl=0; rồi nhấn vào núm "Download" để tải xuống và cài đặt.

Hoặc vào: http://archive.ubuntu.com/ubuntu/ubuntu/pool/universe/a/audacity/
Rồi chọn: audacity_2.4.2~dfsg0-5_amd64.deb

Lưu ý 2: Đối với OpenShot, hãy ưu tiên chọn cài bản OpenShot Video Editor - Create and edit amazing videos and movies, như lựa chọn phía trên trong Hình bên dưới đây (nơi có đánh dấu Installed), hơn là bản OpenShot (community):



B4. Các Add-ons cho trình duyệt Firefox

Để tải về các dạng nội dung audio và video trong lớp thực hành, cần cài đặt thêm vài Add-ons như: (1) Video DownloadHelper; (2) Video Downloader Professional; (3) Video Downloader; và (4) Audio Downloader Prime. Việc cài đặt các phần mềm Add-ons được nêu ở đây là theo các bước tương tự như nhau. Vì thế ở đây chỉ chọn một Add-ons DownloadHelper để làm ví dụ cài đặt. Các bước gồm:

  • Trên trình duyệt Firefox, chọn Tools/Add-ons để mở màn hình Add-ons Manager như trên Hình 5.

Hình 5. Màn hình Add-ons Manager

  • Tìm kiếm Add-ons cần cài đặt bằng cách gõ tên nó vào trường tìm kiếm của cửa sổ màn hình Add-ons Manager, ví dụ ta gõ tên phần mềm Video DownloadHelper như trên Hình 5 rồi nhấn phím Enter. Màn hình kết quả tìm kiếm hiện ra như trên Hình 6. Hãy nhấn vào đường liên kết Video DownloadHelper ở dòng đầu để mở ra màn hình cài đặt nó như trên Hình 7.

Hình 6. Màn hình kết quả tìm kiếm Video DownloadHelper

Hình 7. Màn hình cài đặt Video DownloadHelper

  • Nhấn vào núm Add to Firefox. Nhấn tiếp vào núm Add ở cửa sổ màn hình kế tiếp. Ở cửa sổ màn hình kế tiếp, hãy chọn ô vuông Allow this extention to run in Private Windows (Cho phép mở rộng này chạy trong cửa sổ riêng) rồi nhấn núm Okay, Got It. Cài đặt Video DownloadHelper tới đây là hoàn thành. Bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng nhỏ của nó ở phần trên bên phải của trình duyệt Firefox.

  • Bằng cách tương tự, hãy cài đặt các phần mềm Add-ons khác như Video Downloader Professional; Audio Downloader Prime; và YouTube Download Plus.


B5. Trình cài cắm (Plug-in) Writer2ePub cho LibreOffice Writer

Để có thể tạo các tệp điện tử định dạng ePub trong LibreOffice Writer, cần phải cài đặt trình cài cắm Writer2ePub với các bước sau:

  • Nhấn link: https://drive.google.com/file/d/12aeQVEchz04hDH3tUMRY9Lrugh50NCzu/view?usp=sharing  rồi nhấn vào núm "Download" để tải xuống tệp writer2epub.oxt.

  • Nhấn vào tệp writer2epub.oxt vừa tải về, rồi dùng thanh trượt dọc để trượt xuống dưới cùng để làm núm Accept (Chấp nhận) nổi lên. Nhấn vào núm đó.

  • Mở LibreOffice Writer vài lần để kiểm tra. Nếu writer2epub.oxt được cài đặt đúng, bạn sẽ thấy 3 núm biểu tượng với màu xanh lá cây xuất hiện trên thanh công cụ của LibreOffice Writer như trên Hình 8.

Hình 8. Các núm biểu tượng màu xanh lá cây của writer2epub

 

C. Kiểm tra việc cài đặt các phần mềm

Trong thực tế, cách tốt nhất để kiểm tra việc cài đặt đúng và đủ tất cả các phần mềm được nêu ở trên là thông qua việc kiểm tra từ xa qua Internet bằng việc sử dụng phần mềm Anydesk được cài đặt trên cả máy của người kiểm tra và máy được kiểm tra.
Chi tiết từng bước để cài đặt phần mềm Anydesk lên máy Ubuntu có thể xem tại: https://linuxhint.com/install-anydesk-ubuntu-22-04/ với vài bước cơ bản như sau:

  • Tải về phần mềm Anydesk tại địa chỉ: https://anydesk.com/en/downloads/linux. Hiện tại, bạn có thể tải về tệp anydesk_6.2.1_amd64 hoặc cao hơn, chẳng hạn như link ở đây: https://www.dropbox.com/scl/fi/pqh8iglacb7anr24ptkbt/anydesk_6.2.1-1_amd64.deb?rlkey=l76k048tvms3lxkheh5eqpqbz&dl=0; rồi nhấn vào núm "Download" để tải xuống và cài đặt.

  • Tìm tới tệp này, nhấn chuột phải vào nó rồi chọn Open With Software Install.

  • Chờ một lát để cửa sổ cài đặt được mở ra. Hãy nhấn núm Install để cài đặt.

  • Cài đặt xong, bạn hãy gửi mã số (thường có 9 con số) cho người kiểm tra máy để người đó truy cập từ xa vào máy tính của bạn. Khi có dấu hiệu người kiểm tra truy cập máy tính của bạn, hãy nhấn núm Accept để chấp nhận sự truy cập từ xa đó để người kiểm tra có thể kiểm tra việc cài đặt đúng và đủ tất cả các phần mềm được nêu ở trên.

Lưu ý: Sử dụng Anydesk, người kiểm tra có thể từ xa cài đặt các phần mềm cần thiết cho máy tính mẫu, thường là máy đầu tiên được chuẩn bị cho khóa thực hành.

D. Trang bị trong phòng máy

Phòng máy nên được trang bị:

  • Kết nối Internet: Từng máy tính cần có kết nối Internet. Kinh nghiệm: đường Internet băng thông càng rộng càng tốt vì nếu vài chục người cùng truy cập một địa chỉ Internet cùng một lúc khi thực hành, mạng thường sẽ bị treo.

  • Kết nối máy tính của giảng viên nên tách biệt với kết nối (các) máy tính của các học viên.

  • Phòng thực hành có máy chiếu, có hệ thống âm thanh như loa và micro.


E. Các yêu cầu khác

  • Cơ sở nên thông báo với giảng viên các thông tin liên lạc của người trực tiếp cài đặt phần mềm như tên; số điện thoại; địa chỉ thư điện tử; và/hoặc địa chỉ facebook ngay khi cơ sở bắt đầu việc cài đặt phần mềm để giảng viên có thể trao đổi với người trực tiếp cài đặt các phần mềm đó càng sớm càng tốt. Ví dụ, địa chỉ facebook của giảng viên: https://www.facebook.com/lnghia.

  • Danh sách thư điện tử các học viên khóa thực hành nên được gửi tới giảng viên trước khi diễn ra lớp thực hành. Danh sách thư điện tử này được sử dụng trong lớp để gửi và nhận các phôi bài tập của giảng viên và kết quả các bài tập thực hành của các học viên.

  • Lưu ý quan trọng: Ubuntu 22.04 Desktop LTS sẽ chạy tốt với các phần mềm ứng dụng của khóa thực hành này ở chế độ Xorg. Để làm được điều này, ngay trước khi nhập tên và mật khẩu để đăng nhập Ubuntu 22.04 Desktop LTS, hãy chọn chế độ Xorg bằng việc nhấn biểu tượng nằm ở bên phải phía dưới màn hình rồi chọn ‘Ubuntu on Xorg’ như trên Hình 9, rồi sau đó mới đăng nhập Ubuntu bằng tên và mật khẩu.

Hình 9. Chọn ‘Ubuntu on Xorg’ trước khi đăng nhập


F. Khóa học trên trực tuyến - Online

Trường hợp khóa học thực hiện trên trực tuyến - Online, phòng học có thể cần chuẩn bị như trong bài: 'Dạy và học trực tuyến cùng một lúc trong vài phòng học vật lý’.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay4,401
  • Tháng hiện tại24,391
  • Tổng lượt truy cập6,466,465
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây