Bên trong viện bảo tàng là bên ngoài viện bảo tàng - suy nghĩ về Truy cập Mở và văn hóa của tổ chức

Thứ hai - 11/05/2020 18:40
Bên trong viện bảo tàng là bên ngoài viện bảo tàng - suy nghĩ về Truy cập Mở và văn hóa của tổ chức
Inside the Museum is Outside the Museum — Thoughts on Open Access and Organisational Culture
Karin Glasemann, Mar 13 · 18 min read
Theo: https://medium.com/open-glam/inside-the-museum-is-outside-the-museum-thoughts-on-open-access-and-organisational-culture-1e9780d6385b
Bài được đưa lên Internet ngày: 13/03/2020
St. Catherine of Alexandria, của Artemisia Gentileschi. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng

Chỉ khi nào các cơ sở văn hóa bắt đầu sử dụng các công nghệ số để thúc đẩy các phương pháp nghiên cứu mới và làm việc cộng tác (…), khi đó họ thực sự đã bắt đầu nghĩ theo kỹ thuật số”. Giáo sư Ellen Euler.

Trích dẫn ở trên tóm tắt kinh nghiệm làm việc của tôi với số hóa và phát triển số ở viện bảo tàng quốc gia, viện bảo tàng nghệ thuật và thiết kế Thụy Điển, trong vòng 7 năm qua. Nhưng từ thường nói “nghĩ theo kỹ thuật số” ngụ ý gì trong một tổ chức văn hóa và Truy cập Mở có liên quan gì tới nó?
Vài năm qua, chúng tôi đã thấy sự dịch chuyển dạng thức nơi các viện bảo tàng điều chỉnh sự giải thích các tuyên bố sứ mệnh của họ hướng tới việc khuyến khích đối thoại và trao quyền cho các khách viếng thăm để định hình các trải nghiệm văn hóa của riêng họ. Một cách lý tưởng, vai trò của viện bảo tàng trong kịch bản này dịch chuyển từ chủ yếu là cơ sở thu thập, giảng dạy và bảo tồn sang vai trò uyển chuyển hơn trong cung cấp sự truy cập, xúc tác cho thảo luận và trao đổi.
Sự biến đổi số rộng lớn hơn của xã hội một phần đã khởi xướng, và đang nuôi dưỡng, sự biến đổi vai trò này của viện bảo tàng. “Số hóa” hạ thấp các rào cản truy cập, cho phép tham gia và thảo luận theo dạng thức dễ dàng hơn nhiều và, quan trọng nhất, nó chào tiềm năng cho bất kỳ ai để xây dựng dựa vào các tài sản đó và mở rộng tri thức mà viện bảo tàng chào.
Tuy nhiên, tiềm năng vốn dĩ này không ngụ ý nó được sử dụng với mức độ đầy đủ của nó. Dù nhằm để trở thành một cơ sở mở là nền tảng cho các mục tiêu của hầu hết các viện bảo tàng, sự đồng thuận về “tính mở” đạt được tốt nhất như thế nào dường như còn xa mới đạt được.
Cảnh hồ ở Engelsberg, Västmanland, của Olof Arborelius. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng
 
Từ bỏ kiểm soát bằng OpenGLAM
Khái niệm theo đó các cơ sở cung cấp truy cập tới các bộ sưu tập số của họ, ở vài mức độ, thể hiện thiện chí của họ để nhường lại quyền kiểm soát xung quanh các câu chuyện được kể về các bộ sưu tập đó. Các viện bảo tàng thiết kế các kinh nghiệm của người sử dụng như thế nào xung quanh các bộ sưu tập số của họ? Họ khuyến khích - hay không khuyến khích - sử dụng lại các tài sản số của họ như thế nào?
Phong trào được biết tới như là Open GLAM xây dựng dựa vào cơ sở rằng dữ liệu di sản văn hóa nên được chia sẻ cởi mở, nghĩa là, ‘Dữ liệu và nội dung mở có thể được bất kỳ ai vì bất kỳ mục đích gì tự do không mất tiền để sử dụng, sửa đổi, và chia sẻ. Nguyên tắc của tính mở đó từng là một phần của phát triển web từ lâu trước khi nó với tới được lĩnh vực di sản văn hóa. Đặc biệt đối với các viện bảo tàng nghệ thuật, OpenGLAM ngụ ý số hóa nên không bao giờ bổ sung thêm bản quyền mới - và vì thế ngụ ý sự kiểm soát - đối với các tác phẩm nghệ thuật văn hóa trong phạm vi công cộng.
Để cho phép sử dụng lại tự do không mất tiền, các bộ sưu tập được số hóa dịch chuyển từ các triển lãm thụ động sang trở thành tư liệu thô cho bất kỳ người sử dụng nào để hưởng thụ, học tập từ đó và xây dựng dựa vào nó. Dù đã có sự kháng cự chống lại phong trào OpenGLAM, số lượng ngày một tăng các cơ sở áp dụng các chính sách mở được cho là chậm như có xung lượng không thể dừng được hướng tới tính mở lớn hơn.
Apostle Paul của Jan Lievens. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng

Những người gây ảnh hưởng của OpenGLAM và Viện bảo tàng Quốc gia
Phong trào OpenGLAM trong lĩnh vực bảo tàng đã lan rộng khắp châu Âu rồi từ Rijksmuseum năm 2011, và vài cơ sở ở Mỹ đã bước theo sau, với Viện Smithsonian như là mới nhất, hầu hết sự bổ sung có tính minh họa cho đám đông của OpenGLAM. Từ 2012, tổ chức viện bảo tàng đầu tiên của Thụy Điển, cơ quan chính phủ của Livrustkammaren och Skoklosters slott med Stiftelsen Hallwylska Museet (LSH), đã quyết định mở kho lưu trữ ảnh của nó để sử dụng lại không giới hạn, trong cộng tác với Wikimedia Thụy Điển.
Phòng trưng bày Quốc gia Đan Mạch, SMK, từng strong có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ OpenGLAM kể từ ngay ban đầu. Nó đã làm cho bộ sưu tập của nó tải về được và sử dụng lại được ở phạm vi rộng vào năm 2015. Ngay sau đó, Viện bảo tàng für Kunst und Gewerbe đã mở ra bộ sưu tập của nó cho sử dụng lại tự do không mất tiền, trở thành viện bảo tàng nghệ thuật đầu tiên của Đức làm như vậy.
Các ví dụ đó đã giúp tăng tốc thảo luận hướng tới tính mở nhiều hơn ở Viện bảo tàng Quốc gia, dẫn tới tuyên bố chính sách OpenGLAM của nó vào tháng 10/2016 — vài tháng trước khi Viện bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô, như là một trong những cơ sở mạnh trong lĩnh vực viện bảo tàng nghệ thuật, đã xuất bản sáng kiến Truy cập Mở của nó vào năm 2017.
Khi Giám đốc Số của Met, Loic Tallon, đã quyết định từ nhiệm vào tháng 3/2019, Tổng Giám đốc của Met Mã Hollein đã ca ngợi công việc của ông bằng việc lên khung cho “sáng kiến Truy cập Mở, theo đó Viện bảo tàng đã phát hành hơn 400.000 hình ảnh các tác phẩm nghệ thuật trong bộ sưu tập để bất kỳ cá nhân nào trên thế giới sử dụng không có giới hạn” như một trong những di sản quan trọng nhất của ông. Sáng kiến Truy cập Mở, Hollein nói, đã biến đổi cách Met kết nối với các khán thính phòng, và đã được khuếch đại mạnh mẽ thông qua việc xây dựng các quan hệ đối tác mạnh.
Con mèo trong bụi hoa của Bruno Liljefors. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng

Bất chấp các ví dụ tích cực đó, các cơ sở vẫn còn e ngại với việc cung cấp truy cập đầy đủ tới các bộ sưu tập được số hóa của họ, chưa nói tới sử dụng lại tự do không mất tiền. Vài cơ sở chỉ ra rằng họ không có thiện chí từ bỏ đặc quyền giải thích của họ. Hầu hết các cơ sở thường ủng hộ truy cập mở, nhưng cảm thấy họ cần đánh giá rủi ro kỹ lưỡng hơn. Họ lo ngại liệu các lợi ích tiềm năng có thắng được các rủi ro của việc mở ra hay không.
Từng cơ sở có tập hợp các rủi ro và lý lẽ của riêng mình để nói chống lại việc tham gia phong trào đã được mô tả như là Tính mở Trực tuyến Mới trong năm 2015. Nhưng những lợi ích tiềm tàng của OpenGLAM là nhất quán và có thể được tóm tắt như là: sự vươn tới rộng hơn, tính trực quan cao hơn, nhiều người sử dụng hơn và cộng tác tăng cường hơn với các khán thính phòng của viện bảo tàng.
Liệu điều này có ngụ ý OpenGLAM tự động “biến đổi cách thức chúng ta kết nối với các khán thính phòng” hay không, Max Hollein đã nêu? Hãy nhìn sát hơn vào những gì đã xảy ra trước đó, trong và sau khi Viện bảo tàng Quốc gia đã quyết định triển khai những gì chúng tôi đã bắt đầu gọi là “Chính sách OpenGLAM” của chúng tôi.
Bà mẹ nghệ sỹ của Akseli Gallen-Kallela. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng

Cân bằng rủi ro thiệt hại với lợi ích công cộng
Viện bảo tàng Quốc gia đã tung ra chính sách OpenGLAM của nó vào năm 2016, theo sau nhiều thảo luận, bao gồm, nhưng không giới hạn tới: các chi phí hạ tầng kỹ thuật để cung cấp truy cập tới các bộ sưu tập; thiếu các tài nguyên số hóa và siêu dữ liệu làm catalog; mất doanh thu bởi việc không có khả năng bán các giấy phép hình ảnh được nữa và các lo ngại về sử dụng phi đạo đức các tác phẩm nghệ thuật. Dựa vào nghiên cứu của Simon Tanner, sự mất mát doanh thu đáng sợ đã được tuyên bố bằng huyền thoại của Merete Sanderhoff vào năm 2013. Thậm chí đối với Viện bảo tàng Quốc gia điều đó từng đúng rằng viện bảo tàng đã không còn sinh lợi nhuận bằng việc bán tranh nữa. Tôi sẽ quay lại câu hỏi không thể tránh khỏi của việc đầu tư vào hạ tầng số, nhưng muốn bắt đầu bằng việc thảo luận về nỗi sợ hãi bị lạm dụng.
Hầu hết các cơ sở của chúng ta đang cố gắng làm tốt nhất để trở thành các địa điểm mở và mời chào. Và vẫn còn 46% các công dân chưa tham gia các viện bảo tàng nghệ thuật và thiết kế đã trích dẫn “Nó không dành cho những ai như tôi” như là một rào cản. Trong các thảo luận về các giấy phép mở, câu hỏi bị lạm dụng luôn nảy sinh. Và trong khi tôi đồng ý rằng có lẽ có các bộ sưu tập nhạy cảm không nên được sử dụng lại mà không có các giới hạn ngoài môi trường khoa học, khi nói về nghệ thuật, chúng ta nên tự hỏi mình một chính sách cấp phép đóng cho hình ảnh sẽ truyền đạt được bao nhiêu cho thái độ “bộ sưu tập này không dành cho ai đó như bạn” trong môi trường số.
Như Hamilton và Saunderson chỉ ra, nếu bạn đang vật lộn với sự mất kiểm soát, là cực kỳ hữu dụng để phá vỡ “rủi ro bị lạm dụng” mơ hồ sang các câu hỏi rất chính xác: “Nếu […] kiểm soát bị mất, điều này sẽ gây hại cho chúng ta như thế nào? Nó sẽ gây ra thiệt hại vật chất ư? Tính chân thực của thông tin ư?”
Và trong khi nghĩ về sự chân thực, đáng đặt ra câu hỏi ngược lại: “Liệu việc cấp phép hạn chế có gây thiệt hại cho chúng ta không, về vật chất, cho công chúng hoặc tính chân thực của thông tin hay không?”. Là quan trọng để nhớ rằng các giấy phép đóng không bảo vệ cho sự trông cậy của viện bảo tàng khỏi bị lạm dụng. Tôi tin tưởng rằng sự thiệt hại dành cho công chúng, vật chất và đặc biệt cho tính chân thực và khả năng truy xuất thông tin là lớn hơn nhiều nếu tư liệu đó không được mở ra để sử dụng lại so với rủi ro tiềm tàng bị lạm dụng. Nếu tư liệu đó không dễ để có thể được sử dụng lại, “sự uyên thâm [bị] bỏ lại một mình, tri thức không được bảo tồn cho thế hệ sau, sử dụng sáng tạo các cơ hội số bị bỏ bớt”.
Các giấy phép hạn chế không luôn dừng được những kẻ xấu khỏi làm nhiều điều xấu với tư liệu của viện bảo tàng, mà chúng sẽ luôn dừng những người tốt khỏi làm những điều tốt.
May thay, trong sự đổi mới gần 6 năm của nó, Viện bảo tàng Quốc gia đã nắm lấy quan điểm rằng nếu nó có thể mở lại viện bảo tàng vật lý cho bất kỳ ai, nó cần đảm bảo rằng các bộ sưu tập của nó được mọi người nhận ra, trên trực tuyến cũng như trên thực địa. Berndt Arell, sau này là Tổng Giám đốc, đã công bố chính sách OpenGLAM của Viện bảo tàng Quốc gia vào tháng 10/2016, nêu:
Chúng tôi cam kết đáp ứng sứ mệnh của chúng tôi thúc đẩy nghệ thuật, mối quan tâm về nghệ thuật, và lịch sử nghệ thuật bằng việc làm cho các hình ảnh từ các bộ sưu tập của chúng tôi trở thành một phần không thể thiếu của môi trường số ngày nay. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng các tác phẩm nghệ thuật đó thuộc về và vì thế dành cho tất cả chúng ta, bất kể các hình ảnh đó được sử dụng như thế nào. Chúng tôi hy vọng bộ sưu tập mở của chúng tôi sẽ truyền cảm hứng cho những sử dụng và diễn giải mới sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật đó”.
Trong khi thời điểm như vậy có vẻ giống như sự kết thúc của phát triển dài lâu, thì nó chỉ mới là sự khởi đầu. Theo ý kiến cá nhân tôi, các cơ sở mở nào đang thúc đẩy sự tham gia và hội nhập không còn có khả năng viện lý nhạy cảm cho các giấy phép hạn chế được nữa. Mặt khác, tổ chức không tự động trở thành hội nhập chỉ bằng việc áp dụng chính sách truy cập mở.
Như được nêu trước đó, phong trào mở đã được khởi xướng và nuôi dưỡng bằng sự biến đổi số nói chung mà chúng ta đang thấy trong xã hội. Không may, biến đổi số, đặc biệt trong môi trường viện bảo tàng, chủ yếu vẫn còn được hiểu là một vấn đề kỹ thuật, vấn đề về tối ưu hóa hạ tầng số và tốt nhất - một kênh truyền thông. Theo cách thức y hệt việc cấp phép mở thường được coi như là vấn đề của chính sách bản quyền, hạ tầng CNTT, hoặc việc làm catalog siêu dữ liệu. Trong khi là tự nhiên để bắt đầu thảo luận theo cách này, chúng ta nên suy nghĩ rằng sự biến đổi này là về con người, không phải về kỹ thuật.
Thách thức thực sự của tính mở là việc thay đổi thái độ của viện bảo tàng hướng tới những người sử dụng của nó, bất kể chúng ta đang ở đâu trong quá trình số hóa các bộ sưu tập hoặc đang làm cho chúng sẵn sàng. Và chỉ bằng cách thay đổi thái độ, những lợi ích có hứa hẹn hoặc thường được kỳ vọng của chính sách truy cập mở mới có thể hiện thực hóa được.
Lâu đài Kalmar dưới ánh trăng, Carl Johan Fahlcrantz. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng

Việc phát triển truy cập mở ở Viện bảo tàng Quốc gia
Bước đầu tiên và quan trọng nhất của Viện bảo tàng Quốc gia, đánh dấu khoảng 50.000 hình ảnh bằng giấy phép CC BY-SA thay vì ©, đã được triển khai hầu như không nhận ra. Chỉ trong năm 2016, khi chúng tôi đã đi từ CC BY-SA sang phạm vi công cộng, và buộc chính sách mới vào sự cộng tác tích cực với Wikimedia Thụy Điển và cộng đồng của nó, chúng tôi đã bắt đầu thấy tác động.
Viện bảo tàng đã bắt đầu hiểu rằng việc đáp ứng sứ mệnh của nó để “cung cấp những cuộc gặp gỡ có ý nghĩa giữa con người và nghệ thuật” đã không nhất thiết ngụ ý để mọi người tới viếng thăm tòa nhà hoặc website. Trên thực tế, cơ hội thực sự để làm cho các bộ sưu tập của viện bảo tàng được biết tới tốt hơn cho một khán thính phòng rộng lớn hơn từng là xuất bản chúng trên các nền tảng phổ biến như Wikipedia.
Sự cộng tác của Viện bảo tàng Quốc gia với Wikimedia Thụy Điển đã bắt đầu ở phạm vi khá nhỏ: 3.000 hình ảnh độ phân giải cao mô tả các bản vẽ trong bộ sưu tập của Viện bảo tàng Quốc gia đã được tải lên Wikimedia Commons và siêu dữ liệu liên quan đã được tải lên Wikidata. Trong vòng một tuần, các hình ảnh đã được sử dụng trong hơn 100 bài báo và đã được xem 104.000 lần. Tới tháng 3/2019, các hình ảnh đó đã được hơn 1.800 bài báo sử dụng, và ngày nay chúng có khoảng 1,5 triệu lần xem mỗi tháng.
Tin tức về chính sách OpenGLAM của Viện bảo tàng Quốc gia đã thu hút vài cơ quan truyền thông quốc gia và quốc tế, nhưng quan trọng nhất nó đã sinh ra sự hiện diện trên các phương tiện xã hội chúng tôi từng không được thấy trước đó. Sự việc các hình ảnh được cấp phép mở của Viện bảo tàng Quốc gia đã được sử dụng trong minh họa của IKEA vào năm 2019 (xem ảnh bên dưới) phục vụ như là ví dụ về việc bây giờ có nhiều hơn bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật của chúng tôi được bày ra cho công chúng, thậm chí không có sự tham gia tích cực của viện bảo tàng.
Các bản in từ bộ sưu tập của Viện bảo tàng Quốc gia được sử dụng để trang trí trong bài đăng của IKEA vào tháng 3/2019. Người sử dụng hỏi về nguồn của các hinahf ảnh và câu trả lời của IKEA trỏ chỉ cho người sử dụng trực tiếp tới website của Viện bảo tàng Quốc gia và trích dẫn các giấy phép tự do.

Lợi ích xung quanh bộ sưu tập được số hóa này tới như là sự ngạc nhiên cho vài đồng nghiệp, nhưng nó đã được sử dụng trong việc tái định vị liên tục thương hiệu của viện bảo tàng và tông giọng của nhóm truyền thông. Các trao đổi thư điện tử với những người sử dụng của chúng tôi chỉ ra truy cập mở đã, và thường đang, đáp ứng được với sự kính trọng và biết ơn như thế nào.
Truyền thông truy cập mở ở Viện bảo tàng Quốc gia
Chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi đã cần đồng thanh nhiều hơn về chính sách OpenGLAM của chúng tôi, bên trong và vượt ra khỏi cơ sở. Sự phát hành mở đã tạo ra mối quan tâm thực sự nên chúng tôi đã cần đảm bảo rằng nó vẫn là một ưu tiên. Chính sách cấp phép nhanh chóng trở thành một phần của huấn luyện chung cho các nhân viên mới. Nó đã nâng cao nhận thức về các nền tảng khác nhau nơi những người sử dụng có thể tương tác với các bộ sưu tập của Viện bảo tàng Quốc gia mà bộ sưu tập đó đang không được trưng bày một cách vật lý cho công chúng.
Vào năm 2017 Viện bảo tàng Quốc gia đã chuẩn bị khởi xướng lại một website mới, biết rằng nó muốn tung ra vào thời điểm nơi chưa có tòa nhà viện bảo tàng chính nào để thu hút các khách viếng thăm tới, và không triển lãm đương thời chính nào. Nội dung mà chúng tôi đã có cho các kênh số của chúng tôi trước khi viện bảo tàng được mở lại (vào tháng 10/2018) từng là các câu chuyện về sự cách tân đang diễn ra và nội dung từ bản thân bộ sưu tập đó. Khi chúng tôi đã thấy nhiều lượt xem hơn (các viếng thăm lên gấp đôi) tới bộ sưu tập đang có của chúng tôi trên trực tuyến như là kết quả của chính sách OpenGLAM, chúng tôi đã nghĩ về nhiều cách thức hơn để làm cho khả năng truy cập các bộ sưu tập của chúng tôi được nhiều người sử dụng biết tới.
Website viện bảo tàng được khởi xướng lại, bộ sưu tập trên trực tuyến và ứng dụng mới hướng dẫn khách viếng thăm đã được phát triển cho việc mở lại viện bảo tàng tất cả đều đặt các giấy phép mở ở các vị trí nổi bật có chủ ý. Điều này có lẽ giống như một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng để làm cho khái niệm về tính mở được biết đối với các nhân viên, những người còn chưa làm việc với chủ đề này trước đó.
Đã trở nên rõ ràng rằng mỗi phát triển mới và dạng truy cập mới chúng tôi đã trao cho những người sử dụng của chúng tôi tới bộ sưu tập, chúng tôi có lẽ không có khả năng kiểm soát hoặc thậm chí dõi theo những gì họ đã làm từ nó. Trong quá trình phát triển việc trình bày các bộ sưu tập được số hóa thông qua website chính và ứng dụng hướng dẫn khách thăm quan, chúng tôi đã nhận thức được chúng tôi cần nêu lại văn bản giấy phép thậm chí với các tuyên bố đơn giản hơn như “Hình ảnh này là tự do không mất tiền để sử dụng lại”. Trong khi các giấy phép cung cấp thông tin chính xác và mở rộng trong những gì người sử dụng có thể có hoặc không sử dụng hình ảnh, chúng tôi đã nhận thấy rằng người sử dụng nào chưa nhận thức được về khung Creative Commons có thể không luôn hiểu được các biểu tượng.
Tác phẩm nghệ thuật được trình bày trong ứng dụng hướng dẫn khách viếng thăm của Viện bảo tàng Quốc gia, và trong các tua du lịch trên trực tuyến trình bày các khía cạnh khác nhau của bộ sưu tập.
 
Một tác phẩm nghệ thuật được trình bày trong tua trên trực tuyến của Viện bảo tàng Quốc gia trình bày các khía cạnh khác nhau của bộ sưu tập.

Số hóa và các thách thức của biến đổi số
Cùng lúc, Viện bảo tàng Quốc gia đã chuẩn bị cho việc mở lại một cách vật lý (đã đóng từ năm 2013) bao gồm trình bày mới các bộ sưu tập sau gần 10 năm nghiên cứu các bộ sưu tập. Thảo luận xung quanh cách chúng tôi sẽ giám sát việc cập nhật dữ liệu và sản xuất văn bản khi chuẩn bị cho các triển lãm mới để mở lại, đã thắp sáng về những gì tôi nghĩ là vấn đề mang tính triệu chứng khi nói về biến đổi số trong các viện bảo tàng.
Nhiều cơ sở đối mặt với khoảng cách số giữa quay trình số hóa/làm catalog dài hạn và các nhu cầu ngắn hạn cho các dự án triển lãm và truyền thông số. Thường thì, nhiều nội dung thú vị (và thậm chí thường về công nghệ) được sản xuất khi chuẩn bị một triển lãm hoặc chương trình mới. Nghiên cứu khoa học được triển khai và nhiều sự việc được bổ sung thêm, được kiểm tra 2 lần và được cập nhật. Tư liệu đó được xuất bản và lưu trữ, nhưng thường không có sự kết nối với công việc số hóa và/hoặc làm catalog đang diễn ra.
Số hóa dài lâu, mặt khác, tuân theo tập hợp các quy định chính xác và thường là tĩnh nhưng nó đôi khi có một người sử dụng đầu cuối nhất định trong đầu. Nói một cách rõ ràng, số hóa các bộ sưu tập trong hầu hết các viện bảo tàng có mục tiêu hơi mơ hồ “số hóa toàn bộ bộ sưu tập”. Nó được cho là để giải quyết tất cả các vấn đề trong việc xử lý và làm tài liệu và phục vụ cho tất cả các câu hỏi khoa học có thể nảy sinh trong tương lai. Câu hỏi về chất lượng siêu dữ liệu, nghĩa là ghi công đúng, ngày tháng, nguồn gốc xuất xứ, .v.v. có mặt ở khắp nơi và thường giữ cho các cơ sở khỏi việc xuất bản bất kỳ điều gì còn chưa được kiểm chứng 2 lần.
Ở Viện bảo tàng Quốc gia, thông tin cơ bản về các phần được số hóa của bộ sưu tập đã được công khai cho công chúng từ 2010, dù với chất lượng dữ liệu chưa nhất quán, nhưng vài cơ sở chọn chỉ xuất bản các điểm chính thay vì trao truy cập tới tất cả tài liệu của họ. Mục tiêu thường là để phân phối siêu dữ liệu chất lượng cao trong toàn bộ bộ sưu tập, nhưng không giống như các cuộc triển lãm, số hóa chung trong các viện bảo tàng hiếm khi có thời hạn chót phải đáp ứng nên nó phát triển rất chậm.
Hầu hết những người chuyên nghiệp trong viện bảo tàng không hoàn toàn làm việc về các câu hỏi ưu tiên số hóa thấp hơn so vói tất cả các mối quan tâm khác. Trong hầu hết các trường hợp điều này dẫn tới ít nhiều các cơ sở dữ liệu nội bộ và trên trực tuyến được duy trì tốt, theo đó ít thành viên nhân viên có sự hiểu biết hoặc kiểm soát đầy đủ đối với chúng. Các hệ thống đó thường không đáp ứng mối quan tâm về khoa học vì hoặc dữ liệu không có đủ, dữ liệu không đủ chính xác hoặc các hình ảnh chất lượng không đủ cho hầu hết các tài sản. Mặt khác, thường là khó để xây dựng cam kết xung quanh chúng, vì các nhân viên truyền thông không luốn biết những gì đã được số hóa và sẵn sàng, và với chất lượng nào nó được làm thành tài liệu, hoặc thậm chí điều hướng như thế nào trong hệ thống nội bộ đó.
John Jennings Esq., anh trai và chị dâu của ông, của Alexander Roslin. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng

Thiết kế lại các quy trình quản lý thông tin
Đối với Viện bảo tàng Quốc gia, do đó, nó đã tập trung vào trình bày mới bộ sưu tập sắp tới trong hầu hết các quy trình mà thu hẹp được khoảng cách truyền thống đó và để lại toàn bộ cơ sở sử dụng dữ liệu được cung cấp. Chúng tôi đặt hệ thống quản lý bộ sưu tập vào trung tâm của việc làm tài liệu và lập kế hoạch trình bày mới và theo dõi tất cả các bản sửa lỗi, các bản bổ sung và cập nhật trong nó. Thực tế là mối quan tâm trong bộ sưu tập được số hóa của chúng tôi đã gia tăng bên ngoài cơ sở đã mở mắt cho chúng tôi về các khả năng mới đối với tư liệu ngoài sử dụng được dự kiến như các văn bản được in trong triển lãm sắp tới.
Tất nhiên, sự khởi đầu số hóa chính, việc làm catalog và việc cập nhật dự án từng không quá nhiều vì chính sách OpenGLAM. Đã có sự bùng phát về sự cần thiết phải chuyển vật lý 400.000 hiện vật ra khỏi viện bảo tàng trước khi xây dựng mới lại. Dù vậy, không có mối quan tâm gia tăng xung quanh các bộ sưu tập số của chúng tôi trên các nền tảng khác nhau, nó có lẽ đã hầu như không có khả năng để thúc đẩy và thực hiện sự cần thiết về việc không chỉ đăng ký số lượng, tên và hình ảnh đủ cho kiểm soát công việc hậu cần, mà thậm chí còn giám sát các mô tả, thông tin còn thiếu, ngày tháng, .v.v. theo cách thức được tập trung hóa và bền vững.
Khi viện bảo tàng đã đồng ý về cách để xử lý quy trình cập nhật thông tin và các mô tả đối với hơn 5.000 hiện vật mà có thể tạo thành trình bày mới của bộ sưu tập trong viện bảo tàng được mở lại, thông tin này từng truy cập được qua toàn bộ cơ sở và vì thế hữu dụng cho nhiều mục đích hơn là chỉ trở thành một nhãn mới trong viện bảo tàng. Việc chuẩn bị các nhãn và các thông tin khác đã được điều chỉnh với quy trình số hóa, nó đã giúp biến cơ sở dữ liệu quản lý bộ sưu tập thành kho tri thức đáng tin cậy (với hầu hết các hình ảnh “đủ tốt” cho tất cả các hiện vật được trưng bày mà có thể được sử dụng như là nguyên liệu thô cho việc kể chuyện và tham gia trên trực tuyến thông qua các nền tảng phương tiện khác nhau.
Công ty vui vẻ của Jan Massys. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng

Mở truy cập và tâm trí
Có lẽ dường như là lạ lẫn đề khen việc sử dụng một hệ thống nội bộ hơn 10 năm tuổi như là dấu hiệu của biến đổi số thành công. Tuy nhiên, công việc thường nhật của chúng tôi từng là về việc có tri thức sẵn sàng trong cơ sở và tin tưởng các đồng nghiệp với sự tinh thông khác nhau để xử lý nó có trách nhiệm. Trong một cơ sở truyền thống như Viện bảo tàng Quốc gia, bước tiến đó từng khó khăn hơn nhiều nếu chúng tôi đã không có khả năng trỏ tới chính sách OpenGLAM xuyên khắp các thảo luận. Làm thế nào chúng tôi có thể bảo vệ ý tưởng của OpenGLAM nếu chúng tôi không chia sẻ thông tin tự do và ở mức giám sát nội bộ?
Cùng lúc, chúng tôi đã trải nghiệm ở phạm vi nhỏ về các câu hỏi như làm thế nào để làm cho các hình ảnh sẵn sàng, làm thế nào để xây dựng các hạng mục đầu vào hấp dẫn cho bộ sưu tập được số hóa của chúng tôi mà không cần đầu tư quá nhiều vào hạ tầng hoặc phát triển kỹ thuật. Khi khởi xướng lại website, và phát triển ứng dụng mới hướng dẫn khách thăm quan, chúng tôi có thể sử dụng các kinh nghiệm đó để hưởng lợi trong phạm vi rộng lớn hơn. Ứng dụng hướng dẫn khách viếng thăm của chúng tôi có số lượng người sử dụng và người xem lại tốt (đối với một ứng dụng của viện bảo tàng), nhưng chuyện vui nội bộ nói rằng các nhận xét nhiệt tình nhất phải tới từ các đồng nghiệp vì từng người là quá tự hào về nó.
Trong khi tôi đang không biện hộ rằng bất kỳ ai trong chúng tôi nên phát triển bất kỳ ứng dụng nào hơn, tôi vẫn thích nghĩ về câu chuyện đùa đó như là một thành tích. Biến đổi số của một cơ sở chỉ làm việc với bất kỳ ai tham gia vào. Chúng tôi vẫn cần các thí điểm phạm vi nhỏ và nhiều dự án hải đăng hơn để hướng dẫn chúng tôi, nhưng chúng tôi chắc chắn cần thiết lập sự hiểu biết thực sự về cộng tác số và tính mở bên trong cơ sở ở phạm vi rộng lớn hơn - điều có thể chỉ làm việc được bằng việc cung cấp dịch vụ số mà hầu hết các thành viên nhân viên có thể tích cực cảm thấy rằng họ đã đóng góp.
Máng gỗ. Cảnh mùa đông. Từ “Ngôi nhà (26 màu nước)”, của Carl Larsson. Viện bảo tàng Quốc gia, phạm vi công cộng

Các suy nghĩ để kết thúc
Trong khi tôi không đồng tình với hầu hết các rủi ro (như lạm dụng nội dung) mà đối khi có liên quan tới OpenGLAM, tôi muốn kết thúc bằng việc chỉ ra rằng có thách thức với quyết định có lợi cho OpenGLAM. Không cơ sở nào có thể kỳ vọng rằng việc đồng thuận về một chính sách mở sẽ chỉ “tạo ra” nhiều tương tác hơn với công chúng, nếu không thay đổi gì hơn.
Là đúng rằng “việc mở bộ sưu tập ra cung cấp phương tiện cho việc cam kết các sứ mệnh của cơ sở có liên quan tới việc giáo dục và thông tin cho công chúng, trong khi mời gọi các thực hành mới cho việc thu hút công chúng đó”, nhưng nó cần công việc tích cực (và được ưu tiên) với các thực hành mới vì cam kết đó và với các cộng đồng có liên quan.
Việc triển khai truy cập mở ngụ ý tiến hành bước đầu trong chuyển đổi quá độ mà sẽ dẫn tới một môi trường viện bảo tàng số hơn và cộng tác hơn, cả bên trong và bên ngoài. Sự biến đổi này đôi khi sẽ gây sợ hãi và đau đớn, nhưng nếu các viện bảo tàng muốn hưởng lợi từ những lợi ích có liên quan tới OpenGLAM, thì bước đầu tiên là thừa nhận rằng “việc thiết lập văn hóa trong viện bảo tàng nơi sự cộng tác mở là chuẩn mức là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ sự cộng tác nào với các cộng đồng” (Seb Chan, 2018).
Cách duy nhất để xây dựng tương lai số bền vững cho lĩnh vực văn hóa là bằng việc ôm lấy các nguyên lý của tính mở và sự cộng tác.
Tài liệu
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay7,843
  • Tháng hiện tại390,396
  • Tổng lượt truy cập5,047,961
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây