Sư phạm Mở: ví dụ về các hoạt động của lớp học

Thứ ba - 01/10/2024 19:13
Sư phạm Mở: ví dụ về các hoạt động của lớp học

Open pedagogy: examples of class activities

Theo: https://blogs.ubc.ca/chendricks/2017/10/08/open-pedagogy-examples/

by Christina Hendricks

Một bài nói chuyện sắp tới của tôi

Vào ngày 26/10 tôi sẽ có bài nói chuyện tại trường Cao đẳng Douglas ở Vancouver, vùng BC (Canada), với tiêu đề: “Mở là gì với Sư phạm Mở?” Đây là một phần các sự kiện của Tuần lễ Truy cập Mở của trường Cao đẳng Douglas.

Tôi động não bằng việc viết, và tôi nghĩ mình có thể chia sẻ những suy nghĩ sơ bộ của mình với người khác trong trường hợp họ thấy chúng hữu ích. Tôi cũng sẽ chia sẻ các slide từ bài nói chuyện ở đây trên blog của tôi khi chúng kết thúc. Tôi kỳ vọng mọi điều sẽ thay đổi đáng kể một khi các ý nghĩ của tôi có từ sự động não sơ bộ này sẽ tạo nên các slide đó!

Tôi đang nghĩ vào thời điểm một phác thảo cho bài nói chuyện dài (với một lời giới thiệu còn chưa được xác định, nói về vì sao nó hữu dụng để thảo luận điều này):

  1. Vài ví dụ về điều mà mọi người gọi là “sư phạm mở” là gì?

  2. Những người khác đã định nghĩa sư phạm mở như thế nào? Tôi nghĩ gì?

    • Tôi đã có rồi nhiều điều để nói về điều này trong loạt bài đăng trên blog đầu năm nay. Bạn có thể thấy các đường liên kết của tất cả chúng trong bài đăng mới nhất, gọi là “Điều hướng Sư phạm Mở phần 2

    • Đâu là mối quan hệ giữa sư phạm mở, thực hành giáo dục mở, sinh viên như là nhà sản xuất, và sinh viên như là đối tác?

  3. Mở là gì với sư phạm mở?

    • “Mở” có vẻ có nghĩa là gì, theo đó nó có thể bao gồm quyền truy cập mở, dữ liệu mở, khoa học mở, chính phủ mở, sư phạm mở… (đây là một chủ đề khổng lồ; tôi sẽ không thể giải thích hết được nhưng tôi sẽ bắt đầu)

    • Liệu điều đó có phù hợp với quan điểm sư phạm mở từ (1) và (2)?

    • Liệu có bất kỳ điều gì trong số đó làm thay đổi quan điểm của chúng ta về “sư phạm mở”?

Bây giờ tôi viết điều đó ra, tôi nghĩ: điều này sẽ quá nhiều cho một cuộc nói chuyện kéo dài một giờ cộng với phần Hỏi & Đáp sau đó. Điều này có lẽ phải là một cuốn sách. Hãy xem những gì là kết quả từ việc động não của tôi và liệu điều đó có khả thi.

Trong bài đăng này tôi chỉ tập hợp một vài ví dụ về những gì mọi người đã gọi là các hoạt động “sư phạm mở” trong các lớp học.

Các ví dụ về các hoạt động sư phạm mở

Có nhiều, nên tôi sẽ tóm tắt một vài trong một danh sách ngắn gọn tôi có thể thảo luận trong bài nói chuyện của mình - một mẫu đại diện của các loại. Không phải tất cả các sản phẩm từ các hoạt động đó được cấp phép mở, nhưng chúng ít nhất nằm trong loại “các bài tập không sử dụng một lần”, được được thảo luận bên dưới.

Tác phẩm của sinh viên gia tăng giá trị cho thế giới: bài tập không sử dụng một lần

Trong bài đăng trên blog của tôi vào tháng 7/2016 David Wiley nói về có bao nhiêu bài tập trong các khóa học sau trung học là “sử dụng một lần” - các sinh viên viết chúng chỉ cho đối tượng là các giảng viên và/hoặc trợ lý giảng viên, và một khi họ có điểm số thì tác phẩm đó chỉ sử dụng một lần vì nó không phục vụ cho mục đích nào khác. Wiley gợi ý rằng học sinh cũng được đưa ra “những đánh giá có thể tái tạo lại được”: “công việc của sinh viên sẽ không bị loại bỏ khi kết thúc quá trình, mà thay vào đó sẽ mang lại giá trị cho thế giới theo một cách nào đó”.

Tom Woodward nói điều gì đó tương tự trong một cuộc phỏng vấn về sư phạm mở được xuất bản trên Campus Technology năm 2014: “Sinh viên đang xuất bản cho đối tượng lớn hơn so với giảng viên của họ. Điều đó có ý nghĩa. Tác phẩm của họ, là mở, có tiềm năng được sử dụng cho thứ gì đó lớn hơn so với bản thân khóa học và là một phần của một hội thoại toàn cầu lớn hơn”.

Các ví dụ về các bài tập không sử dụng một lần:

  • Sinh viên trong chương trình Nghiên cứu về Người bản địa và Người bản xứ đầu tiên tại Đại học British Columbia ở Vancouver, BC, Canada làm một thực tập nghiên cứu năm thứ tư của họ, theo đó họ làm việc với một tổ chức cộng đồng để phát triển một dự án nghiên cứu sẽ cung cấp sản phẩm hữu ích cho đối tác.

  • Một số điều được liệt kê bên dưới là các ví dụ về “các bài tập không sử dụng một lần” hoặc các bài tập “tái tạo lại được”.

Các bài tập của Wikipedia

David Wiley nêu chúng trong một bài đăng trên blog từ 2013 như là các ví dụ về sư phạm mở. Một vài dự án gần đây của Wikipedia từ UBC:

  • Các sinh viên khóa Tiếng Anh 470 đã viết hoặc biên tập các bài báo về văn học Canada (2017)

  • Các sinh viên BIOL 345 đã viết hoặc biện tập các bài báo về các chủ đề xung quanh tính bền vững, biến đổi khí hậu, hoặc sinh thái học, tập trung vào Canada (2017)

Sinh viên đóng góp cho sách giáo khoa mở

Wiley nêu điều này trong cùng bài đăng trên blog từ 2013 như đường liên kết ở trên. Vài ví dụ:

  • Hai cuốn sách được Robin DeRosa mô tả trong đó sinh viên đã có những đóng góp đáng kể

  • Dự án Logic Mở là một cuốn sách giáo khoa logic cộng tác với các tác giả là các giảng viên và sinh viên (hầu hết là sinh viên đã tốt nghiệp, nhưng cũng có một số sinh viên chưa tốt nghiệp cũng đóng góp)

  • Một vài ví dụ về các sinh viên đã đóng góp như thế nào cho các cuốn sách giáo khoa mở có thể thấy trong phần “các trường hợp điển hình” (case studies) của Hướng dẫn Tạo lập Sách giáo khoa Mở với Sinh viên của Quỹ Rebus (ed. Liz Mays)

Sinh viên tạo lập hoặc đóng góp cho các TNGDM khác

  • Các ví dụ của UBC (không phải tất cả được cấp phép mở, nhưng chúng là sẵn sàng công khai):

  • Các giảng viên, sinh viên tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp đang đóng góp cho dự án Nghiên cứu điển hình Mở

  • Các sinh viên chưa tốt nghiệp đang tạo ra các đối tượng học tập cho những người khác trong các lớp học của họ trong khóa học Vật lý 101 của Simon Bates (xem hướng dẫn tạo lập các đối tượng học tập cho khóa học, đối với các thông tin về sinh viên đã là gì và vì sao)

  • Khoa Địa lý của UBC có website hướng dẫn sinh viên nghiên cứu các vấn đề về môi trường và tính bền vững

Vài ví dụ trong một bài đăng trên blog của Lorna Campbell, từ Đại học Edinburgh: Sinh viên tham gia với TNGDM ở Đại học Edinburgh

Sinh viên trong lớp học về chim học tại Đại học Đảo Vancouver ở British Columbia, Canada đã viết các bài đăng trên blog về một loài chim địa phương và tập hợp thành một bộ sưu tập giới thiệu các loài chim bản địa trong khu vực: VIU, trang web Biology 325. (không được cấp phép mở)

Sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Truyền thông bản địa mới và Kể chuyện kỹ thuật số tại Đại học British Columbia ở Vancouver, BC đã viết bài đăng trên blog, sáng tạo các câu chuyện kỹ thuật số và đưa ra ý tưởng thiết kế cho các cuộc triển lãm tại Trung tâm Đối thoại và Lịch sử Trường nội trú dành cho người da đỏ mới tại UBC.

Sinh viên tạo lập giáo trình (hoặc các phần của nó)

Trong bài đóng góp của mình cho chủ đề “sư phạm mở” vào tháng 4/2017 trong loạt bài Năm của quan điểm M, Maha Bali nói về phương pháp giảng dạy độc lập với nội dung, trong đó sinh viên đặt câu hỏi và tìm tài liệu đọc để giúp trả lời câu hỏi, sau đó viết blog về những điều đó.

Trong cùng bài đăng, Maha cũng nói về sinh viên đóng góp vào giáo trình và sinh viên viết câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi thi (xem bài đăng của Rajiv Jhangiani về sinh viên viết câu hỏi trắc nghiệm trong lớp Tâm lý xã hội); cô lưu ý cách lớp Kể chuyện kỹ thuật số, DS106 tại Đại học Mary Washington, yêu cầu sinh viên đóng góp bài tập để sinh viên khác làm, trong ngân hàng bài tập.

Robin DeRosa giải thích cách sinh viên tạo ra kết quả học tập và bài tập trong Hội thảo năm thứ nhất, trong bài đăng của cô ấy Extreme Makeover: Pedagogy Edition (2017). Sinh viên cũng tạo ra một cuốn sách giáo khoa từ bài tập của họ trong khóa học.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay5,659
  • Tháng hiện tại22,276
  • Tổng lượt truy cập6,900,305
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây