Điều hướng sư phạm mở, phần 1

Thứ ba - 24/09/2024 19:09
Điều hướng sư phạm mở, phần 1

Navigating open pedagogy, part 1

Theo: https://blogs.ubc.ca/chendricks/2017/05/22/navigating-open-pedagogy-pt1/

Vào tháng 4/2017, có rất nhiều bài đăng trên blog và một buổi thảo luận về sư phạm mở - nhiều cách định nghĩa, suy nghĩ về phương pháp này, v.v. Đó là vào thời điểm tôi đang phải học rất nhiều và chủ yếu tôi chỉ thấy điều đó đang diễn ra và đọc một hoặc hai trong số nhiều bài đăng trên blog vào thời điểm đó.

Bạn có thể thấy một danh sách được giám tuyển các bài đó, ở đây (cảm ơn Maha Bali!).

Trong vài ngày nữa, tôi sẽ trình bày tại một hội thảo của BCcampus Open Textbook Summit, có tên là Các trường hợp điển hình và các ví dụ về Sư phạm Mở từ Langara, UBC và Athabasca (Open Pedagogy Case Studies & Examples from Langara, UBC and Athabasca). Marianne Gianacopoulos (Langara), Michael Dabrowski (Athabasca) và tôi sẽ nói về các dự án mà chúng tôi tham gia mà mỗi người đều cho là có yếu tố của sư phạm mở. Vì vậy, chúng tôi sẽ bắt đầu bằng một cuộc thảo luận về “sư phạm mở” là gì.

Vì vậy, tôi nghĩ đã đến lúc phải ghé thăm nhiều bài đăng trên blog được liên kết ở trên.

Tôi sẽ không thể đọc hết tất cả trước hôm thứ tư. Và tôi chắc chắn sẽ không thể tổng hợp tất cả những gì tôi đọc được. Tôi viết bài đăng này chỉ để thu thập một số suy nghĩ từ những gì tôi đọc trong ngày hôm sau hoặc lâu hơn. Hãy coi đó là quá trình lọc của riêng tôi, tập trung vào những gì tôi thấy thú vị hoặc đáng ngạc nhiên nhất hoặc những gì tôi muốn suy nghĩ sâu hơn, thay vì phân tích dứt khoát về những gì tôi nghĩ về sư phạm mở. [Ngoài lề: Khi viết bài đăng này, tôi ngạc nhiên khi thấy mình chưa có thẻ "sư phạm mở" trên blog này. Vừa thay đổi điều đó.]

Bài đăng này là những suy nghĩ hơi lan man của tôi về việc đọc một số bài đăng mà Maha Bali đã biên tập (có liên kết ở trên). Bài đăng tiếp theo, phần 2, là nơi tôi sẽ cố gắng kết hợp một số chủ đề này thành một quan điểm đã được sửa đổi của riêng tôi.

[Phần bổ sung được thêm vào sau: Thực ra, hóa ra tôi đã viết một bài khác trước phần 2: phần 1.5, tại sao lại định nghĩa sư phạm mở?]

Quan điểm ban đầu của tôi, để bắt đầu

Trước khi bắt đầu xem xét những gì người khác đã nói, đây là những gì tôi nghĩ khi nghĩ về “sư phạm mở”.

Tôi đã coi Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) là về nội dung, trong khi tôi nghĩ về sư phạm mở theo hướng thực hành nhiều hơn. Và điều đó đưa tôi đến biểu đồ về phổ các thực hành mở mà nhóm Open UBC (mà tôi là một phần) đã tạo ra, bạn có thể xem trên trang web Open UBC, tại đây: http://open.ubc.ca/teach/what/

Tôi cũng đăng biểu đồ ở đây để tham khảo:

Phổ Thực hành Mở, của Cindy Underhill, giấy phép CC BY-SA 3.0

Nếu tôi nhớ không nhầm thì các cuộc thảo luận của chúng ta về vấn đề này có phạm vi từ mức độ khó thấp (bên trái) hoặc nỗ lực đến mức độ khó cao hơn (bên phải). Tuy nhiên, chúng ta đã có rất nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này vì có rất nhiều yếu tố khác nhau cần tính đến và không phải mọi thứ đều phù hợp với một phổ như thế này. Thêm vào đó, việc áp dụng TNGDM cho một khóa học không nhất thiết phải ở mức độ khó thấp! Nó đòi hỏi phải thực sự tìm ra TNGDM có liên quan và chất lượng cao, và thay đổi khóa học của mình ít nhất ở một mức độ nào đó, để phù hợp với tài liệu mới. Tuy nhiên, có thể nói rằng nó ít tốn công sức hơn so với việc điều chỉnh hoặc tạo ra các tài liệu mới.

Biểu đồ này vẫn tập trung một phần vào nội dung - phần lớn nói về việc áp dụng, điều chỉnh, tạo lập TNGDM. Nhưng vẫn còn nhiều điều hơn thế nữa, đặc biệt là về phía bên phải của biểu đồ. Chúng ta nói về việc sinh viên và giảng viên kết nối và cộng tác với các cộng đồng bên ngoài khóa học, cũng như về việc sinh viên đồng sáng tạo các khóa học. Ở phía bên phải cũng có cuộc thảo luận về việc sinh viên và giảng viên chia sẻ những suy ngẫm và quy trình của họ, có thể bao gồm cách họ tạo nội dung hoặc cách họ cộng tác trong các khóa học hoặc suy ngẫm về cách mọi thứ diễn ra.

Trong một lời giải thích về giáo dục mở mà tôi đã viết cho một giải thưởng giảng dạy (dù tôi đã không nhận được nó nhưng tôi rất vui vì đã viết điều này!), tôi đã trích dẫn Tom Woodward từ một cuộc phỏng vấn mà Mary Grush đã thực hiện với anh ấy về Campus Technology.

[Woodward gọi phương pháp sư phạm mở là] “triết lý chung về tính mở (và kết nối) trong mọi yếu tố của quá trình sư phạm”, trong đó “mở là con đường có mục đích hướng tới sự kết nối và cộng đồng” (Grush, 2013; in nghiêng trong bản gốc). Do đó, sư phạm mở cũng có thể bao gồm các bài tập mở, cho phép sinh viên định hình cách họ sẽ thể hiện bằng chứng về việc học (hoặc thậm chí tạo bài tập để sinh viên khác làm); lập kế hoạch khóa học mở, trong đó người ta mời những bình luận và đóng góp từ những người khác khi lập kế hoạch cho một khóa học; và những gì Woodward gọi là “sản phẩm mở”, trong đó sinh viên công bố công trình của mình “cho đối tượng rộng hơn là giảng viên của họ. … Công trình của họ, vì là mở, có tiềm năng được sử dụng cho mục đích lớn hơn chính khóa học và trở thành một phần của cuộc đàm thoại toàn cầu lớn hơn” (Grush, 2013).

Dựa vào phần trên, đây là vài hoạt động tôi đã nghĩ như một phần của sư phạm mở:

  • Việc lập kế hoạch cho khóa học mở, điều tôi lần đầu đã thấy qua Paul Hibbits tại một cuộc họp năm 2014 của Nhóm người dùng công nghệ giáo dục của British Columbia - ETUG (British Columbia Educational Technology User’s Group). Xem bài đăng trên blog của tôi về điều đó ở đây.

    • Tôi đã thực hành việc lập kế hoạch cho khóa học mở 2 lần cho tới nay; xem các bài đăng trên blog ở đâyở đây.

  • Yêu cầu sinh viên làm các bài tập tái tạo lại được, hoặc không sử dụng một lần trong khóa học. Chúng thu hút sinh viên tạo lập những thứ mà những người khác có thể sửa lại và sử dụng lại, điều gia tăng giá trị cho thế giới bên ngoài khóa học. Tôi đã viết một bài đăng về các bài tập tái tạo lại được cho trang web Học tập Linh hoạt của UBC vào năm 2015.

    • Chúng có thể trải từ những thứ như sinh viên đóng góp cho Wikipedia cho tới sinh viên tạo ra tác phẩm cho các dối tác cộng đồng, cho tới việc sinh viên viết các bài đăng trên blog có thể hữu ích cho những người khác (điều sau là những gì tôi đã làm trong các khóa học của tôi cho tới nay).

  • Thu hút sinh viên vào việc đồng tạo lập chương trình giảng dạy, như thông qua việc giúp chọn vài chủ đề khóa học, chọn bản chất bài tập cho khóa học hoặc tạo văn bản, video hoặc nội dung khác cho khóa học.

    • Tôi còn chưa làm bất kỳ điều gì như thế này trong các khóa học của mình, dù tôi luôn nghĩ tôi nên!

    Tham gia trong phản ánh mở về các hoạt động và quá trình giáo dục, dù là của sinh viên, giáo sư, nhân viên hay bất kỳ ai khác tham gia vào trải nghiệm giáo dục.

    • Một số giáo sư sử dụng blog để thực hiện kiểu phản ánh này, chẳng hạn như blog này tại đây!

Bây giờ, khi tôi viết những dòng này, tôi tự hỏi liệu tôi có cảm nhận được sự khác biệt giữa sư phạm mở (Open Pedagogy)thực hành mở (Open Practices) hay không. Và câu trả lời của tôi cho câu hỏi đó hiện tại là "không". Thực ra, tôi cảm thấy thoải mái hơn khi nói về các hoạt động thực hành hơn là phương pháp sư phạm, vì tôi không chắc mình có hiểu rõ về "sư phạm" là gì, và sau đó là toàn bộ vấn đề về sư phạm (pedagogy) so với sư phạm người lớn (andragogy) mà tôi không rành (và tôi vừa tìm thấy điều này về sư phạm, sư phạm người lớn và phép biện chứng (heutagogy), điều làm sáng tỏ bài đăng này của Josie Fraser hỏi tại sao chúng ta không nói về phép biện chứng mở). Và bài đăng này của Lorna Campbell nêu ra một quan điểm rằng việc sử dụng "sư phạm" có vẻ khó hơn đối với những người không phải là giáo viên so với việc sử dụng "các thực hành".

Dù vậy, vì cuộc đàm thoại hiện đang nói về sư phạm mở thay vì là thực hành mở (open practices), nên tôi sẽ sử dụng thuật ngữ trước ở đây trong thời điểm hiện tại.

Các quan điểm từ các bài đăng trên blog gần đây về sư phạm mở

Thay vì việc cố tóm tắt và tổng hợp tất cả các bài đăng trên blog mà Maha Bali đã tập hợp, tôi sẽ đề cập đến một vài điều đã được nêu ra trong một số trong số chúng (tôi không thể đọc tất cả chúng!), điều đã dẫn tôi tới việc nghĩ sâu hơn về sư phạm mở và quan điểm trước đó của tôi.

Sư phạm mở đòi hỏi sự tham gia của TNGDM?

David Wiley đã bảo vệ quan điểm rằng sư phạm mở

một tập hợp các hoạt động dạy và học chỉ có thể hoặc thực tế trong bối cảnh của các quyền 5R. Hoặc, nói một cách thực tế, sư phạm mở là tập hợp các hoạt động giảng dạy và học tập chỉ có thể hoặc thực tế khi bạn sử dụng TNGDM.

Đây là thảo luận sâu hơn về quyền 5R Wiley nói tới.

 

Sơ đồ 5R, từ slide của David Wiley có tên là “Giáo dục Mở: Giới thiệu đơn giản,” giấy phép CC BY 4.0

Điều này nhấn mạnh các giấy phép mở như một phần của sư phạm mở - điều sau là những gì có thể làm khi mọi người chia sẻ tác phẩm của họ bằng việc sử dụng một giấy phép mở. Và sinh viên tạo ra tác phẩm với các giấy phép mở rồi sau đó có thể được coi là sư phạm mở.

Tuy nhiên, lưu ý rằng sau một loạt các bài đăng trên Twitter và blog, ông đã thêm một loạt suy nghĩ khác, xem xét cách dường như có hai quan điểm về làm việc "mở" trong các cuộc thảo luận gần đây về "sư phạm mở". Thêm thông tin về điều đó bên dưới.

[Phụ lục ngày hôm sau:] Maha Bali chỉ ra cho tôi rằng Wiley đã viết một bài đăng khác trên blog trong đó ông nói rằng ông sẽ ngừng sử dụng thuật ngữ "sư phạm mở" và sử dụng định nghĩa trên cho một thuật ngữ mới có tên là "sư phạm do TNGDM xúc tác" (OER-enabled pedagogy). Ông cho biết điều này là do các thuật ngữ "sư phạm mở" và "thực hành giáo dục mở" không thống nhất về ý nghĩa của chúng, vì vậy rất khó để sử dụng chúng.

Rajiv Jhangiani đồng ý với định nghĩa trước đó của Wiley, nêu trong một bài đăng trên trang web Year of Open rằng “sư phạm mở đề cập đến các hoạt động giảng dạy và học tập sáng tạo chỉ có thể thực hiện được thông qua việc áp dụng các giấy phép mở”.

Một vài bài đăng trong bộ sưu tập được tuyển chọn của Maha Bali chỉ ra “Thuộc tính của sư phạm mở: Mô hình sử dụng tài nguyên giáo dục mở” của Bronywyn Hegarty ( Educational Technology tháng 7-8 năm 2015). Như tiêu đề gợi ý, Hegarty cũng kết nối phương pháp sư phạm mở với TNGDM. Theo tôi đọc, bài viết liên kết sư phạm mở với thực hành giáo dục mở - OEP (Open Educational Practices) và Hegarty sử dụng các định nghĩa về OEP có liên quan trực tiếp đến TNGDM, chẳng hạn như

Thực hành giáo dục mở (OEP) cấu thành một loạt các thực hành xung quanh việc tạo lập, sử dụng và quản lý TNGDM với mục đích cải thiện chất lượng và đổi mới giáo dục. (OPAL, 2011a, tr. 4)

Tuy nhiên, danh sách 8 hoạt động thực hành được Hegarty đề xuất có thể được coi là 'sư phạm mở' bao gồm nhiều thứ không nhất thiết (?) phải sử dụng hoặc đóng góp cho TNGDM. Sau đây là danh sách 8 hoạt động từ tr. 5 của bài viết đó:

    • các công nghệ có sự tham gia: sử dụng để tương tác qua web 2.0, mạng xã hội và các ứng dụng di động

    • con người, tính mở, lòng tin: phát triển lòng tin, tính mở và sự tự tin khi làm việc với người khác

    • đổi mới và sáng tạo: khuyến khích đổi mới và sáng tạo tự phát

    • chia sẻ ý tưởng và tài nguyên: chia sẻ ý tưởng và tài nguyên một cách tự do để truyền bá kiến thức

    • cộng đồng được kết nối: tham gia vào cộng đồng được kết nối của những người chuyên nghiệp

    • do người học tạo ra: tạo điều kiện cho người học đóng góp vào TNGDM

    • thực hành phản ánh: tham gia vào các cơ hội thực hành phản ánh

    • đánh giá ngang hàng: đóng góp vào việc phê bình công khai sự uyên thâm của người khác

Ngay cả nếu không phải tất cả chúng đòi hỏi sử dụng hoặc tạo lập TNGDM, thì chúng, tôi tin tưởng, có nghĩa là một phần của thực hành rộng lớn hơn có liên quan đến việc sử dụng/sửa lại/tạo lập TNGDM.

Đắm mình vào việc sử dụng và tạo lập TNGDM đòi hỏi phải có sự thay đổi đáng kể trong thực hành và phát triển các thuộc tính cụ thể, chẳng hạn như tính mở, tính kết nối, lòng tin và đổi mới. (tr.3)

Mở” là gì trong sư phạm mở?

Quan điểm của tôi về sư phạm mở về cơ bản là một danh sách các hoạt động thực hành. Nhưng điều gì làm cho chúng thành “mở”? Việc phản ánh công khai về việc giảng dạy, hay việc sinh viên đóng góp vào kiến thức công cộng hoặc cùng sáng tạo chương trình giảng dạy có ý nghĩa gì khiến những điều này trở nên “mở”?

Sau đây là danh sách các ý tưởng được thu thập từ một số bài đăng trên blog gần đây về sư phạm mở. Không theo thứ tự cụ thể nào.

Các giấy phép mở

Một quan điểm, như được Wiley đưa ra trong một bài đăng trên blog trước đó của ông về thảo luận này, cho rằng những gì làm cho điều này thành mở là nhờ vào các quyền do các giấy phép mở cung cấp:

Như tôi đã lập luận nhiều lần, sự khác biệt giữa tự do không mất tiền và mở là ở chỗ mở là “tự do không mất tiền cộng thêm”. Tự do không mất tiền cộng thêm cái gì? Tự do không mất tiền cộng thêm các quyền 5R. Trong khi hầu hết toàn bộ Internet là tự do không mất tiền để xem, đọc, và nghe, chỉ một lát nhỏ của Internet là mở - được cấp phép theo cách thức trao cho bạn các quyền 5R. Các quyền này là đặc điểm phân biệt của mở, bất kể bạn đang nói về tài nguyên giáo dục mở (TNGDM), phần mềm nguồn mở (PMNM), dữ liệu mở, hay một loạt những điều mở khác.

Nhưng tôi vẫn nghĩ về việc giúp sinh viên đồng tạo lập chương trình giảng dạy như là “mở” theo vài cách thức ngay cả nếu điều này không liên quan đến việc tạo lập nội dung được trao một giấy phép mở. Vì sao tôi nghĩ như vậy?

Sức mạnh của quyền tự do

Jim Luke có vài suy nghĩ giúp tôi ở đây. Ông lập luận rằng sư phạm là một quá trình, đối nghịch với TNGDM như một sản phẩm, hoặc nội dung. Nên nếu các giấy phép /các quyền là những gì làm cho một mẩu nội dung thành mở, thì điều gì làm cho một quá trình thành mở, Luke hỏi? Ông chỉ ra rằng sản phẩm, như một quá trình, là về các mối quan hệ quyền lực:

Con người là trung tâm của sư phạm hoặc thực tiễn giáo dục. Học sinh và giáo viên cùng những tương tác của họ chính là cốt lõi của sư phạm. Điều đó có nghĩa là sư phạm không chỉ là một chiến lược thiết kế hướng dẫn nào đó, mà là về các mối quan hệ quyền lực. Ai được làm gì? Ai được bảo ai phải làm gì? Ai đặt ra ranh giới và quy tắc? … Đối với tôi, bất kỳ sư phạm nào cũng chủ yếu là về các mối quan hệ quyền lực và do đó là quyền tự do.

(Tất nhiên, nếu lý do sư phạm là về các mối quan hệ quyền lực là vì con người là trung tâm, thì hầu như mọi tương tác của con người đều là về các mối quan hệ quyền lực. Nhưng với tư cách là người đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về quan điểm của Michel Foucault, điều này có ý nghĩa với tôi!)

Sau đó, Luke tiếp tục nói,

Vì sư phạm là về quá trình và mối quan hệ quyền lực, nên tính mở trong sư phạm là về quyền tự do và kết nối. Nó là về mức độ và cách thức mà sư phạm là quyền tự do và tương hỗ.

Điều này bắt đầu làm sáng tỏ ý nghĩa của một số loại thực hành trước đây của tôi là "mở". Việc cung cấp cho sinh viên nhiều quyền tự do hơn trong giáo dục, quyền tự do đồng sáng tạo chương trình giảng dạy và tương tác với những người bên ngoài khóa học phù hợp với những ý tưởng này về quyền tự do, tính tương hỗ và kết nối. Luke nói về một loạt tính mở trong sư phạm, chẳng hạn như các khóa học diễn ra và khuyến khích tương tác chỉ với một nhóm người khép kín so với những khóa học liên quan đến kết nối với cộng đồng rộng lớn hơn hoặc các khóa học liên quan đến việc sinh viên mang theo thẩm quyền của riêng mình thay vì chỉ nhấn mạnh vào thẩm quyền của người hướng dẫn.

Công bằng xã hội

Maha Bali, trong một bài đăng trên website Năm của Mở, liệt kê một số hoạt động thực hành có thể là một phần của sư phạm mở (hơi giống với danh sách tôi đã làm trước đó trogn bài đăng này về quan điểm của riêng tôi về các hoạt động thực hành như vậy), và sau đó mô tả sư phạm mở hữu ích như một “đạo đức”:

Tôi muốn nói sư phạm mở như một đạo đức có 2 thành phần chính:

    • Lòng tin vào tiềm năng của tính mở và việc chia sẻ để cải thiện việc học tập

    • Định hướng công bằng xã hội - quan tâm đến sự công bằng, với tính mở là một cách để đạt được điều này

Tôi thích cách Bali tập trung vào khía cạnh công bằng xã hội của tính mở và sư phạm mở. Phần lớn những người trong chúng ta quan tâm đến những điều này là vì hai yếu tố đạo đức này: cải thiện việc học tập cho học sinh và quan tâm đến sự công bằng cho các em và trong thế giới rộng lớn hơn.

Các quan điểm khác nhau

Suzan Koseoglu đồng ý với Bali và thêm một khía cạnh khác vào "mở" trong sư phạm mở, lấy cảm hứng từ bell hooks:

Tôi đang bị bell hooks mê hoặc ngay lúc này nên tôi sẽ định nghĩa sư phạm mở theo cách cô ấy định hình trong cuốn sách Cộng đồng giảng dạy: Sư phạm của hy vọng (Teaching Community: A Pedagogy of Hope):

Các phương pháp tiếp cận có chủ đích trong giảng dạy khuyến khích học sinh có "ý chí khám phá các quan điểm khác nhau và thay đổi suy nghĩ khi có thông tin mới được trình bày" (nhấn mạnh của tôi).

Koseoglu tiếp tục thảo luận thêm về sự nhấn mạnh ở đây vào việc khám phá các góc nhìn khác nhau: "Làm thế nào để chúng ta ... nuôi dưỡng môi trường học tập dân chủ, nơi mọi người được tiếp xúc với các góc nhìn khác nhau, thách thức cách họ nhìn nhận thế giới và quan điểm của họ?" Vì vậy, ở đây, tính mở trong sư phạm có liên quan đến việc có một "tư duy mở", người ta có thể nói như vậy, và sẵn sàng lắng nghe các quan điểm lựa chọn thay thế và thay đổi suy nghĩ của mình khi cần thiết.

Web mở

David Wiley, trong một bài đăng trên blog trả lời một số bài đăng trong danh sách được Bali tuyển chọn, đã nói về hai loại tính mở khác nhau: một loại liên quan đến nội dung mở, quyền truy cập mở, dữ liệu mở, v.v. và một loại liên quan đến ý tưởng "web mở":

Khi suy ngẫm lại, có vẻ như sự khác biệt tinh tế giữa hai hình thức mở này là mở trong TNGDM, v.v. là vấn đề về quyền truy cập miễn phí cộng với các quyền bản quyền, trong khi mở trong web mở là vấn đề về quyền truy cập miễn phí cộng với không yêu cầu phải xin phép trước khi tạo lập hoặc phát minh.

Điều này có thể liên quan đến quan điểm của Luke về quyền tự do và quan điểm của Hegarty rằng một khía cạnh của sư phạm mở là khuyến khích “sự đổi mới và sáng tạo tự phát” (như đã trích dẫn ở trên).

Sự minh bạch

Wiley cũng đề cập ngắn gọn trong bài đăng được đề cập ở trên một cách suy nghĩ khác về mở:

Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta vẫn chưa thấy định nghĩa về sư phạm mở tiếp cận từ các truyền thống mở khác, như "mở" trong chính phủ mở, trong đó mở chủ yếu có nghĩa là minh bạch.

Điều này có lý với tôi: sư phạm mở có thể bao gồm việc minh bạch về cách một người giảng dạy và lý do tại sao, hoặc những gì một người đang làm với tư cách là người học để thể hiện việc học của mình và lý do tại sao. Rajiv Jhangiani, trong một bài đăng trên trang web Năm của Mở, cũng nói rằng "sư phạm mở cũng sẽ bao gồm các hoạt động giảng dạy như thiết kế và phát triển khóa học mở và minh bạch". Và người ta có thể lập luận rằng những thứ như kết quả học tập và kết quả chương trình cũng đang góp phần thực hiện dạng công việc đó.

Tự chủ, quyền tự do, lựa chọn

Tannis Morgan nghiên cứu lịch sử của thuật ngữ “sư phạm mở” (Gill Green cũng vậy, trong bài đăng của ông trên trang web Năm của Mở) và thảo luận (trong số những nội dung khác) về một bài báo năm 1979 bằng tiếng Pháp của Claude Paquette có tên là “Một số nguyên tắc cơ bản của sư phạm mở” (bản dịch của tôi; có lẽ không đầy đủ vì tiếng Pháp của tôi không tốt lắm!).

Morgan lưu ý rằng

Paquette phác thảo 3 bộ giá trị nền tảng của sư phạm mở, cụ thể là: quyền tự chủ và sự phụ thuộc lẫn nhau; quyền tự do và trách nhiệm; dân chủ và sự tham gia. Ông đi sâu vào một số chi tiết về những điều này, nhưng những người làm công nghệ giáo dục sẽ nhận ra một số chủ đề – học tập được cá nhân hóa, sự lựa chọn của người học, tự định hướng, – để nêu tên một vài chủ đề.

Bà tiếp tục nói rằng đối với Paquette, “mở là rất nhiều về sự lựa chọn của người học”.

Không có cổng, không có vòng, không có kết thúc”

Đây không phải là một trong những bài đăng trên blog do Maha Bali biên tập, mà là một tập hợp các slide của Robin DeRosa mà tôi tìm thấy khi tìm kiếm hình ảnh cho phần đầu bài đăng này.

Trong một slide, DeRosa nêu rằng sư phạm mở nhấn mạnh:

  • Cộng đồng và sự hợp tác hơn là nội dung

  • Kết nối trường đại học với công chúng rộng rãi hơn

  • Xem giáo dục như một quá trình do người học phát triển

  • Không có cổng. Không có vòng lặp. Không có kết thúc.

Ba điểm đầu tiên khá dễ hiểu và cô ấy sẽ tiếp tục thảo luận thêm trong các slide sau. [Phụ lục sau đó: DeRosa cũng nói về điểm đầu tiên và điểm thứ ba trong bài đăng trên blog này có trong danh sách do Maha Bali biên tập). Tôi nghĩ điểm cuối cùng là làm cho việc học dễ tiếp cận nhất có thể và cố gắng, như cô ấy nói trong một slide sau, làm cho cộng đồng và khóa học vẫn tiếp tục ngay cả sau khi khóa học kết thúc. Người ta có thể làm điều đó bằng cách khuyến khích những kết nối lâu dài giữa các sinh viên, sinh viên và giảng viên, sinh viên và những người bên ngoài khóa học, hoặc giữa sinh viên và những gì họ đang học để họ có thể tiếp tục công việc đó sau này. Những điều này là cách diễn giải của riêng tôi về những gì cô ấy có thể muốn nói đến bằng dấu đầu dòng cuối cùng của cô ấy.

Kết luận tạm thời

Về cơ bản, bài đánh giá này về một số bài đăng trên blog gần đây về sư phạm mở đã giúp tôi nhận ra rằng tôi đã hoạt động theo kiểu xem danh sách các hoạt động về sư phạm mở mà không thực sự hiểu tại sao tôi nghĩ rằng các hoạt động đó nên được phân loại theo "thực hành mở" (open practices). Và điều này có vẻ khá choáng ngợp vì trước đây tôi đã từng cố gắng xác định ý nghĩa của "mở" và không đi được xa. Một phần là vì tôi nghĩ rằng nó rất có thể khác nhau đối với các loại thực hành và thực thể "mở" khác nhau (ví dụ: chính phủ mở, khoa học mở, truy cập mở, phần mềm nguồn mở, TNGDM, v.v.).

Vậy thì điều gì có thể được thêm vào "sư phạm" để làm cho nó trở nên mở, có thể giống hoặc khác với những gì được thêm vào, ví dụ, khoa học hoặc dữ liệu khiến chúng trở nên mở?

Đối với tôi, điều thậm chí còn khó hơn là để bắt đầu trả lời câu hỏi đó, người ta phải xác định “sư phạm” là gì (hoặc sư phạm người lớn tuổi, hoặc sư phạm heutagogy, như đã lưu ý ở trên). Và thực tế là có rất nhiều loại sư phạm khác nhau. Tôi bắt đầu tự hỏi liệu David Wiley có đúng khi cho rằng có lẽ “sư phạm mở” tự nó ít hợp lý hơn so với việc cố gắng suy nghĩ về “sư phạm xây dựng mở” (open constructivist) hoặc “sư phạm kết nối mở” (open connectivist pedagogy) có thể là gì.

Vì vậy, đối với tôi, đây có thể là một lý do khác để bắt đầu nói nhiều hơn về các hoạt động thực hành giáo dục mở và ít hơn về sư phạm mở. Hoặc có thể điều đó sẽ chỉ dẫn đến những vấn đề tương tự.

Được rồi, ngày mai chúng ta sẽ nói thêm trong phần 2!

Điều hướng sư phạm mở, phần 1 / Bạn là Giảng viên của chendric mang giấy phép Creative Commons Ghia công 4.0 CC BY

Truy cập Mở, giáo dục mở, TNGDM và gắn thẻ sư phạm mở ngày 22/05/2017.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIÁO DỤC MỞ - TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang Web này được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-HH do Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – AVU&C (Association of Vietnam Universities and Colleges), GS.TS. Trần Hồng Quân ký ngày 16/09/2019, ngay trước thềm của Hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’ do 5...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay8,653
  • Tháng hiện tại205,514
  • Tổng lượt truy cập7,083,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây