Giáo Dục Mở và Ứng dụng phát triển

https://giaoducmo.avnuc.vn


TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

Nguồn: Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập: Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình; Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0.
Xem thêm: định nghĩa OER trong tài liệu Khuyến cáo Tài nguyên Giáo dục Mở, được đại diện của 193 quốc gia thành viên UNESCO phê chuẩn ngày 25/11/2019.


TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Khái niệm “OER” đã được đưa ra tại Diễn đàn UNESCO năm 2002 về Tác động của Học liệu Mở cho Giáo dục Đại học ở các Quốc gia Đang phát triển. Kể từ đó, một số tổ chức đã chào các định nghĩa khác nhau về OER, dù họ nhất quán nhấn mạnh tới truy cập tự do không mất tiền, không có rào cản và các quyền sở hữu trí tuệ mềm dẻo. Định nghĩa được trích dẫn phổ biến tới từ Quỹ William and Flora Hewlett Foundation:
Tài nguyên Giáo dục Mở là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu trong bất kỳ phương tiện nào - kỹ thuật số hay không - mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc đã được phát hành theo một giấy phép mở cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại không có các hạn chế nào hoặc có các hạn chế có giới hạn. (Hewlett Foundation 2015)
Nửa sau của định nghĩa này - tình trạng bản quyền và các giấy phép - phân biệt OER với các tư liệu khóa học khác và làm cho chúng trở thành giải pháp độc nhất vô nhị cho khả năng kham được. Trong khi các chiến lược về khả năng kham được của tư liệu khóa học khác được nhắc tới trước đó có thể làm giảm chi phí tức thì đối với các tư liệu khóa học, các sinh viên chỉ có truy cập tới các tư liệu cho một giai đoạn thời gian có giới hạn. Ví dụ, trong khi nội dung có trong các chương trình mua sắm tự động được trao cho các sinh viên từ ngày đầu với giá thành thấp hơn, các sinh viên thường mất truy cập tới nội dung này hoặc vào cuối học kỳ hoặc thời gian được chỉ định sau này. Điều này có thể có vấn đề đối với nội dung cơ bản nền tảng mà các sinh viên sẽ cần phải làm lại và rà soát lại trong các lớp tiếp sau. Tương tự, nội dung được thư viện cấp phép là tự do không mất tiền cho các sinh viên với mã nhận diện (ID) và đăng nhập của trường đại học, nhưng họ thường mất truy cập đó khi tốt nghiệp. OER, mặt khác, cho phép những người sử dụng giữ lại các tư liệu vô thời hạn và truyền các tư liệu đó cho người khác có lẽ cần chúng mà không vi phạm bản quyền.
Sự cho phép bản quyền của OER thường được truyền đạt qua một giấy phép Creative Commons. Các giấy phép đó cho phép giữ lại không có giới hạn và cũng thường cho phép sửa đổi các tư liệu khóa học, với ngoại lệ của giấy phép Creative Commons No-Derivatives (Creative Commons Không có Phái sinh). Vì thế, với OER, những người hướng dẫn có sự mềm dẻo để sửa đổi nội dung hoặc kết hợp nhiều nguồn để tạo ra các tư liệu khóa học mới phù hợp với kế hoạch khóa học mong muốn và các kết quả đầu ra học tập của họ thay vì việc tùy chỉnh giáo trình cho phù hợp với các tài nguyên thương mại. OER có thể được tùy chỉnh cho phù hợp với cơ sở và lượng sinh viên của nó, cho phép các sinh viên liên hệ tốt hơn với nội dung.
David Wiley mô tả khả năng độc nhất vô nhị để giữ lại, sử dụng lại, làm lại, pha trộn, và phân phối lại OER không có giới hạn như là nguyên tắc “5R” (2014). Nguyên tắc 5R, được kết hợp với khả năng truy cập tự do không mất tiền tới các tư liệu, ngụ ý OER có thể có tác động đáng kể lên các kinh nghiệm học tập của sinh viên. Ví dụ, ngày một gia tăng các nghiên cứu chỉ ra rằng các sinh viên học tốt bằng hoặc tốt hơn trong các khóa học sử dụng OER so với các tư liệu khóa học thương mại truyền thống (Nhóm Giáo dục Mở 2019). Các nghiên cứu khác chỉ ra sự gia tăng đáng kể mật độ tuyển sinh giữa các sinh viên được tuyển sinh vào các khóa học OER (Fischer et al. 2015). Phụ lục B (Những lợi ích của OER) có danh sách ngắn gọn những lợi ích khác OER chào cho những người hướng dẫn, các sinh viên, và các cơ sở.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây